Những điều mẹ cần ghi nhớ khi có con đến tuổi ăn dặm

Thứ bảy, 14:45:21 01/12/2018
Các chuyên gia khuyến cáo, trẻ có thể bắt đầu ăn dặm khi ngoài 6 tháng tuổi. Nhưng không phải bậc cha mẹ nào cũng biết cách cho con ăn dặm như thế nào cho đúng cách và khoa học.

Thời điểm cho bé ăn dặm 

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ sẽ được tập cho ăn dặm khi tròn 6 tháng tuổi. Giai đoạn này hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển tương đối hoàn chỉnh nên có thể hấp thu những thức ăn đặc và phức tạp hơn so với sữa mẹ Đây thực sự là giai đoạn trẻ cần những thức ăn bổ sung để cơ thể phát triển khỏe mạnh vì nguồn sữa mẹ sau 6 tháng đã không đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của trẻ nữa.

Từ khuyến cáo trên, những chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích các bậc phụ huynh nên bắt đầu giai đoạn cho trẻ ăn dặm khi trẻ được 6 tháng tuổi và kết thúc ở tháng thứ 24. Từ tháng thứ 6 trở đi sữa mẹ chỉ cung cấp khoảng 450 kcal/ngày trong khi đó trẻ cần tới 700 kcal/ngày cho nhu cầu sinh hoạt cơ bản và sự phát triển của cơ thể.

Ăn dặm chỉ là phụ, sữa mẹ vẫn là thực phẩm chính

Tổ chức Y tế thế giới cũng khuyến cáo rằng, ăn dặm là quá trình em bé làm quen với thực phẩm vì thế các bữa ăn dặm chỉ là phụ thực phẩm chính vẫn là sữa mẹ cho đến khi bé được 1 tuổi. Khi vào bữa ăn dặm cần cho bé bú mẹ trước để đảm bảo bé nhận được nguồn dinh dưỡng thiết yếu

Nguyên tắc cơ bản khi cho trẻ ăn dặm đúng cách theo khoa học

Theo kinh nghiệm được đúc kết từ việc chăm sóc sức khỏe trẻ em của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ, việc cho trẻ ăn dặm cần chú ý những nguyên tắc sau:

Tránh ăn quá nhiều đạm

Các chuyên gia khuyến cáo rằng, trong năm đầu đời cho đến khi bé tròn 12 tháng, sữa mẹ vẫn là chính còn ăn dặm là phụ. Giai đoạn 6 đến 8 tháng là quãng thời gian bé bắt đầu tập ăn dặm nên lượng bé cần rất ít, mỗi bữa chỉ khoảng vài thìa và ăn 2 bữa/ ngày là đủ.

Không nên cho bé ăn đạm nhiều và sớm, đặc biệt là các loại đạm động vật. Trong giai đoạn này, bé tập làm quen với các loại đạm khác nhau nên lượng ăn của bé chỉ cần 1 hoặc 2 thìa mỗi bữa.

Ăn dặm thuận tự nhiên

Ăn dặm thuận tự nhiên khuyến khích bé được tiếp xúc với thực phẩm một cách đơn giản và thật nhất. Chăm sóc con bằng thực phẩm thuần tự nhiên không tốn thời gian, nên cho con ăn những đồ ăn ít chế biến, phải ưu tiên cho bé ăn các loại thực phẩm có thể ăn sống được, ví dụ như quả. Vì dưỡng chất và chất vi lượng có hàm lượng cao nhất khi ở dạng thực phẩm sống.

Ăn sống sẽ giúp cho bé tiếp cận được hương vị tự nhiên của các loại thực phẩm. Bé được làm quen với thực phẩm sống như các loại quả, giúp bé nhận biết được món bé ăn có hình thức thực sự như thế nào.

Từ 6 đến 8 tháng, bé ăn thực phẩm nghiền mịn, các tháng sau ăn đặc dần, nhưng từ 10 tháng bé phải được tập để tự xúc, việc này rất quan trọng giúp bé tập phản xạ “oẹ”, “khạc” khi bị hóc. Lưu ý đặc biệt, các mẹ không nên cắt thức ăn quá nhỏ, có dạng tròn mà nên cắt hình răng cưa để nếu bé bị hóc thì thức ăn không bịt kín đường thở.

Với phương pháp ăn dặm thuận tự nhiên thì ưu tiên hàng đầu là bé cần phải được cho ăn thực phẩm tươi, sạch, gần với thời điểm thu hoạch nhất. 

Bước vào giai đoạn ăn dặm cũng là thời điểm bé tăng trưởng và có nhu cầu cao nhất về việc khám phá thế giới xung quanh, vì thế các bố mẹ nên tôn trọng cảm xúc của bé, hướng dẫn, cổ vũ để bé có thể phát triển đồng đều cả kỹ năng và cảm xúc.

Một số cột mốc cần chú ý khi thực hiện việc cho trẻ ăn dặm

Giai đoạn ăn bột: giai đoạn này bắt đầu từ lúc trẻ 6 tháng tuổi trở đi, cha mẹ có thể cho trẻ tập quen dần với các loại bột dinh dưỡng Vì loại bột này có chứa đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho trẻ. Nếu là loại bột tự chế biến cho trẻ ăn, cần đảm bảo hợp vệ sinh và đầy đủ dinh dưỡng, tuy nhiên nên lưu ý những thức ăn có thể làm cho trẻ bị dị ứng

Giai đoạn ăn cháo: khi trẻ được 9 – 10 tháng tuổi đã ăn được tương đối, cha mẹ có thể nấu cháo cho trẻ ăn. Không nên chỉ hầm xương lấy nước, vì nước ngọt của xương hoàn toàn không cung cấp đủ chất dinh dưỡng mà trẻ cần ăn cả xác thịt, cá rau củ. Nên hầm riêng một nồi cháo nhừ. Mỗi bữa ăn của trẻ, nên múc cháo ra và cho thịt, cá, rau củ vào nấu chín từng bữa, thêm dầu ăn cho đủ dưỡng chất.

Giai đoạn ăn cơm: khi trẻ đã có đủ răng (tổng cộng 20 cái), trẻ mới có thể nhai cơm thật kỹ. Cha mẹ nên nấu cơm mềm và dằm nát cho trẻ ăn. Tập cho trẻ ăn các loại rau, củ bằng cách nấu canh rau đay, canh mồng tơi, canh bí đỏ canh súp (nấu với cà-rốt khoai tây súp-lơ, su hào), nên chú ý cắt ngắn rau cho trẻ dễ nhai để trẻ không bị hóc cọng rau.

Trần Thị Nhung

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:39 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:23 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:38 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:56 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:47 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới