Vụ mất thận: 53 năm phát hiện mình teo thận bẩm sinh

Chủ nhật, 18:01:07 02/12/2018
Từ nhỏ đến khi làm mẹ của ba con, một năm sau khi trải qua một ca mổ cắt u buồng trứng, cắt bỏ toàn bộ tử cung, và hai phần phụ (tức là buồng trứng), chị Nguyễn Thị Nguyệt Thu bỗng giật mình phát hiện quả thận trái của mình biến mất.

từ 40 tuổi trở đi, dù không mắc bệnh lý gì đi nữa và không có các yếu tố nguy cơ như nghiện rượu bia, thuốc lá, hoặc mắc các bệnh nội khoa như tiểu đường, chức năng thận giảm đi 1ml/năm.

Từ 40 tuổi trở đi, dù không mắc bệnh lý gì đi nữa và không có các yếu tố nguy cơ như nghiện rượu bia, thuốc lá, hoặc mắc các bệnh nội khoa như tiểu đường, chức năng thận giảm đi 1ml/năm.  

Bình thường, các dấu hiệu bệnh lý liên quan đến thận không biểu lộ ra khi quả thận còn lại vẫn hoạt động tốt.

Qua một số xét nghiệm đặc biệt như CTScan có cản quang, một chuyên gia về thận niệu - PGS. TS. Phạm Văn Bùi, Tổng Thư ký Hội Thận - Niệu TP.HCM, cho biết, thận trái của chị Nguyệt Thu bị teo nhỏ bẩm sinh. Kích thước thận trái hiện còn 11×25mm. Thận phải khá phì đại, để đảm đương chức năng thải lọc cho cả hai thận.

Chị Nguyệt Thu là một trong tỷ lệ 1.100 người mắc bệnh teo thận bẩm sinh. Theo PGS. TS. Phạm Văn Bùi, Tổng Thư ký Hội Thận - Niệu TP.HCM: "Dị tật bẩm sinh về thận có rất nhiều dạng. Bệnh nhân có một thận duy nhất cũng có nhiều trường hợp. Một quả thận có thể nằm đúng vị trí bình thường, nhưng bên kia không có. Trường hợp thứ hai là quả thận duy nhất ở lạc chỗ, tức là nó muốn nằm ở đâu thì nằm trong ổ bụng."

Trường hợp của chịThucó thể là một thận hoạt động bình thường, còn thận kia bị bất sản hoặc loạn sản. Cho đến khi bệnh nhân trưởng thành, chỉ có một thận phát triển, quả thận còn lại vẫn chỉ là một tế bào phôi và không phát triển. Phần lớn người bệnh không phát hiện vì không có biểu hiện bệnh lý.

"Một bên thận teo, thận còn lại sẽ phải phì đại để bù trừ. Tuy nhiên, khi có bệnh bẩm sinh ở một thận, thận còn lại vẫn có nguy cơ tiềm ẩn một bệnh bẩm sinh khác," BS. Bùi cho biết.

Bệnh thận: ít biểu hiện bên ngoài

"Rất nhiều bệnh lý của thận rất ác, như suy thận mãn tính diễn tiến âm ỉ, không gây đau Trong những bộ xét nghiệm tiền phẫu của hầu hết các bệnh viện hai chức năng quan trọng nhất cần phải khảo sát là chức năng thận và chức năng gan

Nhưng với chức năng thận, ngay cả bị bệnh thận mãn tính, chỉ khi nào cả hai quả thận bị tổn thương trên 95% bệnh thận mới biểu lộ về mặt sinh hóa. Cho dù bị teo thận bẩm sinh, nhưng quả thận còn lại vẫn đảm đương được chức năng lọc thải thì kết quả xét nghiệm vẫn hoàn toàn bình thường," BS. Bùi nói.

Hơn thế nữa, với những bệnh nhân lớn tuổi và bị một khối u buồng trứng lớn, theo các bác sĩ, còn có khả năng bệnh nhân bị "hậu tắc về thận". Nghĩa là, bệnh nhân có hai thận bình thường, nhưng do bướu quá lớn từ từ gây chèn ép niệu quản, gây ra những biến chứng trên hệ niệu tương ứng.

"Mỗi quả thận có khoảng 1 triệu đơn vị thận, đảm nhận chức năng lọc, tái hấp thu và bài tiết nước thải. Do quá trình chèn ép diễn ra từ từ, thận bị ứ nước, nghĩa là đơn vị thận thiếu máu nuôi. Sau khi cắt khối u giải phóng bế tắc, các đơn vị thận vẫn không hồi phục, thận teo nhỏ lại. Nhưng hiện nay, y khoa vẫn chưa thể trả lời câu hỏi, thận bị ứ nước bao nhiêu lâu thì thận bị teo nhỏ hoàn toàn," BS. Bùi giải thích.

Hiện nay, chúng ta có những phương tiện chẩn đoán hình ảnh học để chẩn đoán mức độ bệnh đến mức tối đa để bảo đảm an toàn cho bệnh nhân như siêu âm, CTScan... Hình ảnh học có thể cung cấp cho bác sĩ rất nhiều thông tin, nhưng dù vậy, các bác sĩ vào ca mổ mới biết 100% diễn tiến của bệnh. Trong nhiều trường hợp, kết quả CT Scan cho thấy chỉ có u nang buồng trứng nhưng khi mổ ra, các bác sĩ mới phát hiện, bướu đã di căn nhiều chỗ.

Do vậy, các chuyên gia thận - niệu cảnh báo, từ 40 tuổi trở đi, dù không mắc bệnh lý gì đi nữa và không có các yếu tố nguy cơ như nghiện rượu bia thuốc lá hoặc mắc các bệnh nội khoa như tiểu đường chức năng thận giảm đi 1ml/năm.  

Nguyễn Thị Thanh Loan

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:36 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:23 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:44 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:54 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:46 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới