Uống kháng sinh với rượu vang có gây ngộ độc cho cơ thể?

Chủ nhật, 20:31:09 02/12/2018
Đây là thắc mắc của rất nhiều người.

Với một vài loại kháng sinh đặc biệt, đó là một vấn đề khá lớn. Metronidazole, tinidazole, và trimethoprim-sulfamethoxazole không bao giờ được dùng chung với rượu dù chỉ một chút vì sự kết hợp này có thể gây ra phản ứng khó chịu gồm đau đầu đỏ bừng tim đập nhanh buồn nôn và nôn. (Một số thuốc cảm lạnh có chứa rượu, vì vậy cần đọc nhãn thuốc cẩn thận trước khi dùng).

Uống rượu với kháng sinh có thể gây tác dụng phụ

Uống rượu với kháng sinh có thể gây tác dụng phụ 

Đối với những loại kháng sinh khác, nhấp nháp một chút rượu nói chung sẽ không cản trở hiệu quả của chúng mặc dù một số người có thể thấy tác dụng phụ thông thường của thuốc (đau bụng chóng mặt buồn ngủ) tăng lên khi uống rượu.

Tuy nhiên, có nhiều lý do chính đáng lý giải tại sao nhiều bác sĩ thường cảnh báo tránh uống lẫn kháng sinh và rượu. Nếu uống quá nhiều rượu có thể làm suy giảm hệ miễn dịch của bạn, khiến bạn mệt mỏimất nước Vì vậy, nếu bạn đang bị bệnh và cần phải dùng kháng sinh, 1 ly rượu vang sẽ không giúp bạn bình phục nhanh hơn.

Không những có nhiều tên thuốc khác nhau, mỗi loại thuốc lại còn được bào chế dưới nhiều dạng như: tiêm, uống, dùng ngoài. Trong đó, thuốc uống và thuốc dùng ngoài có nhiều dạng thuốc khác nhau.

Thuốc uống có nhiều dạng thuốc nhất như: thuốc viên (viên nén, viên nén bao đường, viên bao tan trong ruột, viên nhộng...), thuốc nước (nhũ dịch, sirô, dung dịch), thuốc gói, thuốc cốm.

Thuốc dùng ngoài có: viên đặt âm đạo; thuốc nước nhỏ mắt, nhỏ tai; thuốc mỡ: tra mắt, bôi ngoài; thuốc phun sương xịt mũi...

Vì vậy, quy chế sử dụng thuốc kháng sinh: kháng sinh là loại thuốc phải được bác sĩ khám bệnh kê đơn mới được mua (hoặc cấp) và sử dụng.

Nguyễn Thị Thanh Loan

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:44 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:21 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:43 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:53 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:52 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới