Tập trung vào phát hiện và điều trị sớm cho người nhiễm HIV

Chủ nhật, 13:18:11 02/12/2018
Nhờ sự tăng cường, mở rộng các dịch vụ chăm sóc, điều trị mà cuộc sống của những người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS đã được cải thiện: tuổi thọ kéo dài, chất lượng sống nâng cao và đặc biệt là quản lý được nguồn lây bệnh...

Nhờ sự tăng cường, mở rộng các dịch vụ chăm sóc, điều trị mà cuộc sống của những người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS đã được cải thiện: tuổi thọ kéo dài chất lượng sống nâng cao và đặc biệt là quản lý được nguồn lây bệnh... Ðể giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này phóng viên báo sức khỏe & Ðời sống đã có cuộc trao đổi với PGS.TS. Bùi Ðức Dương - Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y tế.

mở rộng các dịch vụ chăm sóc, điều trị mà cuộc sống của những người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS đã được cải thiện: tuổi thọ kéo dài, chất lượng sống nâng cao và đặc biệt là quản lý được nguồn lây bệnh..

Mở rộng các dịch vụ chăm sóc, điều trị mà cuộc sống của những người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS đã được cải thiện: tuổi thọ kéo dài, chất lượng sống nâng cao và đặc biệt là quản lý được nguồn lây bệnh..

Phóng viên: Xin ông cho biết về vai trò của công tác chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS?

PGS.TS. Bùi Đức Dương: Có thể nói công tác chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS trước đây cũng như trong thời gian tới là một hoạt động vô cùng quan trọng đối với người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS, góp phần làm giảm tử vong cũng như giảm tỷ lệ lây nhiễm từ người nhiễm HIV sang những người xung quanh. Bởi vì, khi người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS được chăm sóc và điều trị thì chúng ta sẽ quản lý được họ (quản lý được nguồn lây bệnh), theo dõi được đối tác của họ (đó là những người bạn tình cũng như những người trong gia đình của người nhiễm HIV), tức là theo dõi, giám sát được khả năng lây lan của HIV. Khi quản lý được nguồn lây bệnh sẽ hạn chế được sự lây nhiễm của người nhiễm HIV với những người xung quanh.

 

Quản lý được người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS tức là chúng ta có điều kiện để tiếp xúc, tư vấn cho họ những kiến thức về phòng, chống HIV/AIDS; Cung cấp được dịch vụ có liên quan đến người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS như thuốc phòng, chống nhiễm trùng cơ hội xét nghiệm định kỳ 6 tháng/lần, người bệnh nhận được các biện pháp can thiệp dự phòng như sử dụng bao cao su bơm kim tiêm ... Nếu như trong quá trình theo dõi đó người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS có đủ điều kiện điều trị bằng thuốc kháng virus (ARV) thì sẽ được điều trị kịp thời. Cuộc sống của người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS vì thế được cải thiện.

Như vậy, công tác chăm sóc và điều trị sẽ giúp cho người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS được theo dõi điều trị sớm, phát hiện sớm các nhiễm trùng cơ hội nhẹ khi họ mới bắt đầu. Và quan trọng hơn cả là giám sát được nguồn lây bệnh và làm giảm tỷ lệ tử vong cho người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS.

Để làm được việc này  thì công tác chăm sóc tại nhà và tại cộng đồng vô cùng quan trọng đối với tuyến y tế cơ sở.

Phóng viên: Ông có thể chia sẻ một vài kết quả mà chúng ta đã đạt được trong hoạt động này?

PGS.TS. Bùi Đức Dương: Trong thời gian qua, hoạt động chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS ở nước ta ngày càng mở rộng. Người nhiễm HIV được điều trị ARV tăng nhanh.

Cho đến nay chúng ta đã triển khai trên 50 tỉnh, thành phố với trên 300 điểm điều trị ARV đặt tại tuyến huyện. Một số địa phương hình thành các điểm phân phát thuốc tới tuyến y tế xã, phường. Số người nhiễm HIV được điều trị ARV liên tục được tăng lên. Đến 30/6/2011 có 54.637 người nhiễm HIV/AIDS hiện đang được điều trị bằng thuốc ARV, tăng 20 lần so với cuối năm 2005. Trong đó có 96,7% bệnh nhân đang được điều trị bằng ARV phác đồ bậc 1 và 3,3% bệnh nhân đang điều trị phác đồ bậc 2. 

Với việc mở rộng điều trị ARV nên số lượng bệnh nhân được tiếp cận với thuốc nhiều hơn làm cho tỷ lệ tử vong hàng năm do HIV giảm đi. Nếu như trước năm 2007, mỗi năm  có khoảng 7500-8000 bệnh nhân tử vong thì hiện nay chỉ còn khoảng 1600-1800 bệnh nhân tử vong (Theo thống kê của Cục Phòng, chống HIV/AIDS). Và, với tác động của điều trị ARV ước tính đến cuối năm 2010 đã có 21.000 người nhiễm HIV được cứu sống. Qua ba vòng đánh giá hiệu quả điều trị cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân còn sống và duy trì phác đồ điều trị bậc 1 sau 12 tháng điều trị ở cả nhóm bệnh nhân người lớn và trẻ em đều đạt trên 80%, đạt mục tiêu của Tổ chức Y tế Thế giới (70%). Việc mở rộng cơ sở điều trị ARV tới gần người bệnh đã tạo điều kiện cho bệnh nhân nhận thuốc ARV và các dịch vụ liên quan tới chăm sóc điều trị dễ dàng, thuận tiện, đỡ tốn kém và đặc biệt bệnh nhân tuân thủ điều trị tốt hơn, giảm tỷ lệ bỏ trị  và duy trì tỷ lệ kháng thuốc với phác đồ bậc 1 thấp dưới 3%.

Phóng viên: Bên cạnh những kết quả đạt được thì hoạt động chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS cũng gặp không ít khó khăn. Ông có thể cho biết rõ hơn về những khó khăn này?

PGS.TS. Bùi Đức Dương: Khó khăn thứ nhất là các điểm điều trị ARV phần lớn thiếu nhân sự, thiếu cơ sở vật chất phục vụ chẩn đoán và theo dõi điều trị; Chưa kết nối triệt để vào hệ thống y tế khám chữa bệnh hiện có.

 Thứ hai, nhu cầu bệnh nhân cần được điều trị rất lớn song nguồn lực kinh phí của chúng ta còn hạn chế. Đến tháng 6/2011, chúng ta mới điều trị được cho 37,5% số bệnh nhân có nhu cầu điều trị ARV mới, tức là còn rất nhiều bệnh nhân cần được điều trị nhưng chưa đủ nguồn lực để điều trị cho họ. Những bệnh nhân trong các trung tâm 05, 06 và trạm giam, trại tạm giam, bệnh nhân ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa chưa được tiếp cận với chăm sóc và điều trị. Hiện nay,  90% kinh phí  sử dụng cho công tác chăm sóc và điều trị sử dụng từ các nguồn viện trợ nước ngoài và Quỹ toàn cầu, 10% còn lại từ nguồn Chính phủ.

Thứ ba, điểm cung cấp thuốc ARV còn quá xa với người bệnh và gia đình người bệnh cũng gây khó khăn cho việc duy trì dùng thuốc của người bệnh với dịch vụ này và làm hạn chế tuân thủ điều trị của người bệnh hơn. 

Thứ tư, kỳ thị và phân biệt đối xử vẫn là rào cản lớn đối với việc chăm sóc điều trị cho người  nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS trong việc tiếp cận với chăm sóc, điều trị và theo dõi điều trị...

 

Phóng viên: Được biết thời gian qua kinh phí cho công tác chăm sóc điều trị HIV/AIDS chủ yếu do nước ngoài tài trợ. Trong thời gian tới nguồn tài trợ này sẽ giảm dần và tiến tới không còn nữa. Vậy chúng ta đã và sẽ ứng phó với vấn đề này như thế nào?

PGS.TS. Bùi Đức Dương: Có đến 90% tổng kinh phí đầu tư cho công tác chăm sóc điều trị chủ yếu là nguồn tài trợ của các chương trình, dự án. Khi nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế giảm dần là một khó khăn lớn đối với công tác này. Trong thời gian vừa qua, Cục Phòng, chống HIV/AIDS đã tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị để trao đổi, thông báo, cảnh báo cho các tỉnh, thành phố về các nguy cơ nguồn tài trợ sẽ cắt giảm dần khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình.

Để đối phó với tình hình mới, chúng tôi đã và đang chỉ đạo triển khai một số vấn đề sau:

Kiện toàn lại hệ thống chăm sóc điều trị theo hướng tiếp cận chương trình mục tiêu quốc gia. Tức là lồng ghép hoạt động này vào hoạt động chăm sóc và điều trị chung của hệ thống khám chữa bệnh. Phân cấp, phân quyền các tuyến y tế để tăng cường năng lực cho hệ thống y tế hiện hành, đặc biệt là hệ thống y tế cơ sở, tuyến huyện, xã phường và thôn bản. Đặc biệt những nơi vùng sâu, vùng xa thì sử dụng hệ thống y tế thôn bản tham gia các hoạt động này.

Từng bước phân cấp cung cấp dịch vụ điều trị HIV/AIDS vào mạng lưới y tế cơ sở thông qua hình thành các điểm chăm sóc và điều trị HIV/AIDS toàn diện, kết nối dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, phối hợp hoạt động với chương trình lao, STI và các chương trình y tế tại cộng đồng, tăng cường năng lực triển khai của Ban chăm sóc sức khỏe ban đầu, triển khai chăm sóc dựa vào cộng đồng với các cán bộ y tế tại trạm y tế xã phường, tham gia của câu lạc bộ đồng đẳng và người nhiễm HIV... nhằm giảm chi phí, tăng sự tuân thủ điều trị cho bệnh nhân AIDS. Hiện nay, Cục phòng chống HIV/AIDS đang triển khai thí điểm sáng kiến điều trị HIV 2.0 nhằm áp dụng mô hình dự phòng, chăm sóc, điều trị và hỗ trợ HIV/AIDS tối ưu; sử dụng các biện pháp chẩn đoán HIV nhanh, điều trị sớm với phác đồ điều trị ưu việt, phân cấp và lồng ghép, kết nối các dịch vụ tại y tế cơ sở gần người bệnh, giảm giá thành điều trị, chăm sóc và tăng cường  vai trò của cộng đồng và người nhiễm tham gia vào hoạt động chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS. Từng bước xã hội hóa công tác điều trị HIV/AIDS, tăng cường việc chi trả các dịch vụ chăm sóc và điều trị HIV/AIDS thông qua hệ thống bảo hiểm; Phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành các hướng dẫn cụ thể trong việc cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh cho người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS qua hệ thống bảo hiểm y tế; Phối hợp với các chương trình dự án thực hiện lộ trình cung cấp các loại dịch vụ chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS, đặc biệt là lộ trình cung cấp thuốc ARV và xét nghiệm CD4. Từng bước tăng cường vai trò y tế tư nhân trong việc điều trị cho người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS.

Tiếp tục tìm nguồn kinh phí từ các mối quan hệ hợp tác song phương và đa phương để duy trì hoạt động chăm sóc và điều trị, sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội nói chung và kêu gọi Chính phủ đầu tư, hỗ trợ hơn nữa cho các hoạt động này.           

Cục Phòng, chống HIV/AIDS dựa trên Chiến lược phòng, chống HIV/AIDS trong giai đoạn tới kêu gọi Chính phủ đầu tư nhiều hơn nữa cho các hoạt động ưu tiên và tập trung mọi nguồn lực cho việc phát hiện sớm và điều trị sớm cho người nhiễm HIV từng bước đẩy lùi và tiến tới thanh toán HIV trong tương lại

Phóng viên: Xin cảm ơn ông!

 

Nguyễn Thị Thanh Loan

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:37 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:24 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:46 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:56 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:54 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới