Một số phương pháp tiên tiến điều trị hiếm muộn hiệu quả

Thứ tư, 10:44:04 19/09/2018
Những năm gần đây, tỷ lệ hiếm muộn đang có chiều hướng gia tăng, kể cả ở nhóm người trẻ tuổi. Nguyên nhân rất đa dạng, trong đó có cả yếu tố chủ quan lẫn khách quan. Với tỷ lệ 10 - 15% dân số hiếm muộn được định nghĩa là tình trạng vợ chồng sau 1 năm chung sống, quan hệ tình dục trung bình 2-3 lần/tuần không sử dụng bất kỳ phương tiện tránh thai nào mà vẫn không mang thai.

Nói ngắn gọn hơn, hiếm muộn là hiện tượng mất hay thiếu khả năng sinh sản Theo Hiệp hội Y học sinh sản của Mỹ (ASRM), một số kỹ thuật dưới đây được xem là mới nhất, khả thi nhất trong việc điều trị hiếm muộn. 

Kỹ thuật IUI (intrauterine insemination )

IUI hay còn gọi là kỹ thuật bơm tinh trùng vào buồng tử cung Trong kỹ thuật này, bác sĩ dùng một ống thông nhỏ, bên trong có chứa tinh trùng đã được xử lý sàng lọc và bơm trực tiếp vào buồng tử cung. Quá trình trên thực hiện rất nhanh, khoảng 2-5 phút và không gây đau Kỹ thuật IUI có khả năng làm tăng mức thụ thai tới 3%/tháng, 12 - 15% cho nhóm phụ nữ dưới 40 tuổi và 5 - 7% cho nhóm phụ nữ trên 40 tuổi. Những người áp dụng kỹ thuật IUI nếu chuyển sang thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) thì cơ hội mang thai sẽ tăng lên rất nhiều. Đối với phụ nữ từ 40 - 42 tuổi, tỷ lệ thành công của kỹ thuật IVF vào khoảng 11%.

Kỹ thuật dùng trứng hiến tặng

Đây là kỹ thuật phù hợp cho nhóm phụ nữ từ 43 tuổi trở lên trứng của họ khó có khả năng thụ thai nên muốn dùng trứng hiến tặng. Thực tế ở Anh, phụ nữ trên 45 khả năng thụ thai bằng chính trứng của bản thân là rất hiếm. Đối với hiếm muộn có “yếu tố đàn ông” đóng vai trò quan trọng, để khắc phục căn bệnh này, người ta đã sử dụng tới kỹ thuật có tên ICSI (intracytoplasmic sperm injection) hay chích tinh trùng vào trứng. Trong trường hợp này, hiếm muộn là do tinh trùng không hoặc khó có thể đục xuyên vỏ trứng, thâm nhập vào trứng để kết hợp với nhân trứng (do trứng của người phụ nữ lớn tuổi có vỏ cứng hơn). 

Kỹ thuật TFE

TFE (transferring fewer embryos) là phương pháp thụ thai nhân tạo do Cơ quan Quản lý về thụ tinh nhân tạo và phôi (HFEA) của Anh giới thiệu năm 2010. TFE có thể hiểu là truyền phôi thai vào cho dạ con của phụ nữ. Theo hướng dẫn mới nhất của HFEA thì không được phép truyền quá 2 phôi thai vào cho phụ nữ dưới 40 tuổi. Phụ nữ trên 40 tuổi được nhận tối đa 3 phôi thai trong một lần điều trị vô sinh

Kỹ thuật chữa hiếm muộn của người phương Đông

Một số kỹ thuật điều trị hiếm muộn hiện không mang kết quả ở một số người, vì vậy, nhiều phụ nữ đã tìm đến với kỹ thuật chữa hiếm muộn của người phương Đông, trong đó có kỹ thuật châm cứu và dùng thảo dược của người Trung Quốc. Theo các chuyên gia y tế Anh thì kỹ thuật châm cứu thường được chấp nhận hơn là dùng thảo dược bởi nó an toàn, nhất là trước khi truyền phôi thai vào cho cơ thể phụ nữ sẽ có tác dụng làm tăng tỷ lệ thụ thai. Ngoài ra, châm cứu còn làm giảm đau và nhiều tác dụng khác, đặc biệt là tác dụng giảm stress và cải thiện tỷ lệ thụ thai. 

Kỹ thuật kích thích trứng rụng

Kỹ thuật kích thích trứng rụng (stimulating eggs) là thủ thuật dùng nhiều loại thuốc sinh sản khác nhau theo khuyến cáo của bác sĩ sản khoa như clomifene citrate (clomid), có tác dụng kích thích gián tiếp trứng rụng; metformin - loại thuốc dùng cho người mắc bệnh đái tháo đường nhưng cũng được dùng cho phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang, đặc biệt là nhóm phụ nữ béo phì để kích thích trứng rụng. Sử dụng hormon GnRH gây kích thích rụng trứng. Ngoài ra, có thể dùng hormon FSH (follicle-stimulating hormon), gonal F và hormon LH (puregon luteinizing hormon) như menogon, menopur và merional, đây là cách tiêm hormon hằng ngày để kích thích trứng rụng. 

Đào Thị Thu Hiền

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:44 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:22 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:43 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:53 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:48 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới