Mách bạn cách phát hiện sớm chứng bệnh rối loạn tiền đình

Thứ bảy, 23:51:06 01/12/2018
Thời gian gần đây cháu rất hay bị đau đầu, chóng mặt thậm chí có lúc đang lái xe phải dừng lại vì cảm thấy choáng váng, quay cuồng và hơi buồn nôn. Xin hỏi có phải cháu bị rối loạn tiền đình không ạ?

Hoàng Văn Thái (Hải Phòng)

Với những triệu chứng cháu kể sơ qua, rất có thể cháu bị rối loạn tiền đình. Tiền đình là một bộ phận nằm ở phía sau ốc tai hai bên, nó là một hệ thống giữ vai trò quan trọng trong sự điều chỉnh thăng bằng tư thế, điệu bộ và các phối hợp khác của cơ thể như cử động mắt, đầu và thân mình.

Rối loạn tiền đình là bệnh lý gây ra một trạng thái mất cân bằng về tư thế làm cho người bệnh thường xuyên bị chóng mặt quay cuồng, hoa mắt ù tai buồn nôn đi đứng lảo đảo... gây khó chịu.

Bệnh rất hay tái phát, từ đó làm ảnh hưởng đến công việc, nhất là ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống Ở giai đoạn ban đầu, các triệu chứng của bệnh thường nhẹ, như mất ngủ người mệt mỏi, vì thế ít bệnh nhân để ý điều trị bệnh. Một thời gian sau, những người bị rối loạn tiền đình sẽ thấy mọi vật xung quanh thì có cảm giác không bình thường, trở mình thấy lao đao, ngồi dậy khó khăn, nhất là vào buổi đêm về sáng.

Nhiều người bị mất thăng bằng, dễ ngã, thậm chí nếu cơn nặng, họ chỉ nằm được ở một tư thế, không ngồi dậy nổi buồn nôn và có thể nôn dữ dội gây mất nước điện giải, mở mắt ra sẽ thấy mọi vật quay cuồng, đảo lộn.

Khi bị hội chứng rối loạn tiền đình bệnh nhân thường tỉnh táo, đầu không đau nhức nhưng nặng trĩu như bị nén, ép lại; sợ ánh sáng, tiếng động và sự thay đổi tư thế, muốn tìm sự yên tĩnh; mạch thường nhanh huyết áp hạ, người mệt lả.

Hội chứng rối loạn tiền đình nếu không điều trị tích cực sẽ kéo dài, tái diễn liên tục, để lại những di chứng mất thăng bằng, lao đao, mắt mờ nhòe, chân tay tê bì, run rẩy, suy yếu mệt mỏi một thời gian, ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe

 

Nguyễn Thị Thanh Loan

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:44 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:27 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:39 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:32:01 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:45 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới