Có nên khí dung cho trẻ khi bị viêm phế quản? Các mẹ hãy tham khảo thêm nhé!

Thứ năm, 11:55:08 29/11/2018
Cháu thấy thời gian gần đây bác sĩ nhi khoa ở địa phương cháu thường hay chỉ định dùng khí dung cho trẻ khi bị viêm phế quản thay cho dùng thuốc kháng sinh như trước đây. Xin hỏi dùng khí dung so với kháng sinh thì lợi và hại như thế nào? Nếu dùng khí dung nhiều lần thì có ảnh hưởng đến hệ hô hấp của trẻ không ?

Lê Hà Nữ

Khí dung là dùng máy xông hơi thuốc dưới dạng sương mù - là một trong các biện pháp điều trị tại chỗ cho các bệnh lý thuộc niêm mạc đường hô hấp (bệnh lý của chuyên khoa tai mũi họng hoặc của hô hấp - phổi) như viêm mũi họng viêm thanh quản viêm khí-phế quản viêm xoang

Khi xông hơi thuốc dưới dạng sương do máy tạo ra sẽ được đẩy bám dính vào lớp lông chuyển của niêm mạc đường hô hấp tác dụng trực tiếp lên những chỗ viêm nhiễm nên có tác dụng nhanh nhưng thời gian duy trì thuốc ngắn. Tùy từng bệnh mà thầy thuốc sẽ dùng những loại máy xông khác nhau (máy xông trong tai mũi họng hoặc máy xông cho các bệnh lý của phổi) cũng như các loại thuốc khác nhau.

Một số thuốc hay được sử dụng là kháng sinh chống viêm giãn phế quản thuốc có tinh dầu dạng dịch có thể kết hợp kháng viêm có corticoid Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc khí dung phải có chỉ định và theo dõi của thầy thuốc. Thời gian khí dung thường từ 5-7 ngày.

Điều lưu ý là những bệnh lý mà trẻ mắc phải 80% là do virut nên thường chỉ dùng các thuốc chữa triệu chứng như hạ sốt giảm ho nhóm long đờm chống ngạt tắc mũi... để cơ thể trẻ có khả năng tự sản sinh ra kháng thể chống lại các bệnh lý này. Chỉ sử dụng kháng sinh khi có bội nhiễm vi khuẩn

Việc dùng kháng sinh bằng đường khí dung so với dùng thuốc kháng sinh đường uống sẽ có lợi là thuốc tác động trực tiếp tại chỗ, trẻ không bị nôn như dùng đường uống... Tốt nhất mỗi khi trẻ bị bệnh cần đưa đi khám bác sĩ chuyên khoa để có được lời khuyên chính xác và phải tuyệt đối tin tưởng và làm theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc điều trị. Trao đổi ngay những thay đổi của trẻ kể cả tốt lên hoặc xấu đi với bác sĩ điều trị để họ có thể theo dõi và điều chỉnh các thuốc cho phù hợp.

Đỗ Thị Hân

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:44 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:24 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:44 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:54 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:52 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới