Xét nghiệm cần làm để biết trẻ thiếu máu, không phải mẹ nào cũng biết

Thứ năm, 15:35:00 26/07/2018
Giới hạn bình thường của các chỉ số xét nghiệm ở trẻ em khác hoàn toàn so với ở người lớn.

Ở người lớn, các xét nghiệm như xét nghiệm sinh hóa máu, đông máu hay tế bào máu,… đều có một giới hạn bình thường cố định, áp dụng cho cộng đồng người Việt Nam. Tuy nhiên, ở trẻ nhỏ, giới hạn bình thường của các xét nghiệm thay đổi theo độ tuổi của trẻ vì vậy để đánh giá sự bình thường hay không bình thường của trẻ cần phải dựa vào các chỉ số theo tuổi và cần phải được thực hiện bởi Bác sĩ chuyên khoa nhi.

Theo BS. Nguyễn Văn An - Chuyên khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định:

Do vậy, để đánh giá xem bé có bị thiếu máu hay không cần phải làm xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi để xác định: số lượng hồng cầu, lượng Hemoglobin trong máu, thể tích trung bình hồng cầu và đối chiếu với lứa tuổi của bé để đánh giá. Nếu thiếu máu mức độ nhẹ có thể không thấy rõ khi thăm khám lâm sàng. Nếu thiếu máu rõ, khám trẻ sẽ thấy da xanh niêm mạc mắt nhợt, đầu ngón chân ngón tay nhợt móng chân móng tay có thể bị khô nẻ tóc bị rụng hoặc bị gãy nhiều,…

Các bệnh về máu có thể gặp ở trẻ nhỏ như: thiếu máu ung thư máu các bệnh có rối loạn về đông máu (như: bệnh Hemophilia A, B, C; thiếu hụt vitamin K,… Mỗi bệnh có biểu hiện triệu chứng lâm sàng khác nhau.

Bệnh thiếu máu với các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm như đã mô tả ở trên.

Bệnh ung thư máu là một tên chung cho một nhóm bệnh có sự tăng sinh bất thường của các tế bào máu. Những trẻ bị bệnh ung thư máu thường có biểu hiện triệu chứng sốt dai dẳng kéo dài không rõ nguyên nhân, có thể có triệu chứng thiếu máu, có thể có xuất huyết dưới da. Khi xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi thấy phần lớn là tế bào bất thường. Khi xét nghiệm tủy đồ thấy tăng sinh một hay một số dòng tế bào, lấn át các dòng tế bào khác.

Trẻ có rối loạn về đông máu, có thể do thiếu hụt yếu tố VIII (bệnh Hemophilia A), thiếu hụt yếu tố IX (bệnh Hemophilia B), thiếu hụt yếu tố XI (bệnh Hemophilia C) hoặc có thể do thiếu hụt vitamin K nên trẻ sẽ có các biểu hiện xuất hiện xuất huyết dưới da có thể dạng chấm nốt hoặc dạng mảng xuất huyết Sau những va chạm nhẹ trẻ cũng có thể bị tụ máu dưới da, bị tràn máu các khớp. Ngoài ra trẻ cũng có thể có sốt, có biểu hiện thiếu máu

Nghiêm Thị Trinh

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:40 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:22 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:43 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:56 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:48 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới