BS. Nguyễn Thị Vân: Chế độ dinh dưỡng cho người thiếu máu huyết tán

Thứ tư, 06:41:12 21/11/2018
Bệnh thiếu máu huyết tán bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh lý di truyền do sự thiếu hụt tổng hợp một chuỗi globin trong huyết sắc tố của hồng cầu.

Thành phần chính của hồng cầu là huyết sắc tố. Huyết sắc tố bình thường gồm hai chuỗi globin α và 2 chuỗi globin β với tỷ lệ 1/1. Khi thiếu hụt một trong hai sắc tố trên sẽ làm thiếu huyết sắc tố A, làm thay đổi đặc tính của hồng cầu, làm hồng cầu dễ vỡ, quá trình tan máu hay vỡ hồng cầu diễn ra liên tục trong suốt cuộc đời người bệnh.

Theo BS. Nguyễn Thị Vân - Chuyên khoa Nội - Bộ Y tế, cho biết:

Thalassemia gây ra 2 hậu quả chính là thiếu máu mạn tính và ứ đọng sắt trong cơ thể. Nguyên nhân của bệnh là do rối loạn di truyền do khiếm khuyết trong việc tổng hợp các chuỗi globin trong huyết sắc tố của hồng cầu. Điều này dẫn đến việc tạo ra hồng cầu có hình dạng và kích thước bất thường, dễ bị phá hủy sớm gây nên thiếu máu. Tùy theo chuỗi globin a hay b bị ảnh hưởng mà ta có bệnh a - Thalassemia hay b - Thalassemia.

Bệnh chủ yếu gây ra biểu hiện thiếu máu và tăng hấp thu sắt. Ở thể nhẹ, bệnh có thể không có triệu chứng. Bệnh nhân bị Thalassemia thể trung bình và nặng có dấu hiệu thiếu máu nhiều cấp độ như làm bệnh nhân xanh xao, mệt mỏi; vàng da nước tiểu sậm màu do tán huyết (hồng cầu bị vỡ); bụng chướng to ra do lách to gan to.

Người bị Thalassemia có sức đề kháng kém hơn do phải đối phó với tình trạng oxy hóa sắt và tình trạng thiếu máu do vỡ hồng cầu. Vì thế, cần có một chế độ ăn giàu dinh dưỡng và cân bằng để bổ sung cho việc tạo hồng cầu mới và tăng cường sức đề kháng Nên uống đủ nước, đặc biệt đối với các trường hợp đang phải thải sắt. Để giữ xương khỏe mạnh, hãy đảm bảo chế độ ăn có đủ canxi kẽm vitamin D và vitamin E. Bổ sung thêm axit folic cho việc tạo hồng cầu mới. Tránh dư thừa sắt người bệnh cần hạn chế các thức ăn giàu chất sắt hay bổ sung các loại vitamin hoặc khoáng chất chứa sắt.

Nếu bệnh nhân bị Thalassemia mức độ nặng hoặc trung bình, đã phải truyền máu nhiều lần thì mới cần phải hạn chế thức ăn nhiều sắt. Nếu chưa phải truyền máu, thì cần xét nghiệm về nồng sắt trong máu trước khi điều chỉnh chế độ ăn. Cần dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ, không nên tự ý dùng thuốc

Đỗ Thị Hân

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:44 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:26 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:40 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:55 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:47 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới