Làm thế nào để chăm sóc khi trẻ em đã mắc tiểu đường?

Thứ sáu, 12:00:04 16/11/2018
Tiểu đường đang ngày càng đe dọa nhiều người trẻ. Có trẻ 11 tuổi đã mắc tiểu đường.

Căn bệnh mãn tính không có thuốc chữa

Tiểu đường (còn gọi là đái tháo đường) là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc-môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều tiểu ban đêm và do đó làm khát nước

Trong Báo cáo toàn cầu về bệnh tiểu đường của WHO, vào năm 2012 bệnh này đã gây ra 1,5 triệu ca tử vong và 2,2 triệu trường hợp có nồng độ đường huyết cao hơn mức cho phép.

Tiểu đường có hai loại: tuýp 1, 2 với các dấu hiệu chung: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều và gầy sút nhiều. Trong đó tiểu đường tuýp 1 nặng hơn.

Đây là bệnh lý mạn tính, không thể điều trị khỏi hoàn toàn mà phải dùng thuốc hàng ngày (trừ Tiền đái tháo đường đái tháo đường thai kỳ đái tháo đường do dùng thuốc hóa chất)

Phương pháp điều trị tiểu đường hiện là tiêm insulinuống thuốc Nếu insulin là một loại hoóc-môn có bản chất protein duy nhất trong cơ thể có tác dụng làm giảm đường huyết; thì thuốc được coi là ‘dinh dưỡng’ trong điều trị tiểu đường

Tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm và đang có nguy cơ trẻ hóa (ảnh minh họa: Internet)

Tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm và đang có nguy cơ trẻ hóa (ảnh minh họa: Internet)

Nguyên nhân mắc tiểu đường khi còn rất trẻ

Hiện rất nhiều người mắc bệnh khi mới 25-30 tuổi. Năm 2004, Việt Nam phát hiện ra người trẻ nhất mắc đái tháo đường tuýp 2 khi mới 11 tuổi.

Thậm chí, nhiều cháu bé mới được 2-3 tháng tuổi đã mắc bệnh và diễn tiến bệnh rất nhanh.

Nguyên nhân được nhận định là do:

Di truyền tiểu đường tuýp 1 là thể bệnh của trẻ, có tính chất di truyền, do rối loạn tổng hợp insulin, rối loạn nơi sản xuất insulin, có tính chất bẩm sinh nhiều hơn, bắt buộc phải điều trị bằng insulin thay thế.

Thừa cân béo phì Người có BMI = 23, vòng eo > 90 cm (nam), > 80 cm (nữ) có nguy cơ cao mắc tiểu đường tuýp 2

Bỏ bữa sáng. Là một yếu tố nguy cơ gây tiểu đường, theo 1 nghiên cứu của Đại học Y tế công cộng Harvard (Mỹ)

Ăn quá nhiều đồ ngọt, chất béo rất có hại, đặc biệt là với trẻ em béo phì là 1 nguyên nhân dẫn đến tiểu đường

Theo BSCKII. Vũ Thị Lừu-Chuyên khoa Nội - Tiêu hóa - Bệnh viện E, uống nhiều nước ngọt là không tốt nhưng chưa chắc đã gây tiểu đường.

Ngoài ra, có 1 số yếu tố không ngờ dẫn đến căn bệnh này như uống quá nhiều cà phê; Tiêu thụ lượng calo cao; làm việc căng thẳng…

Hoàng Thu Thảo

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:40 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:26 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:47 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:53 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:52 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới