Trẻ bị viêm tai giữa, có ảnh hưởng khả năng thính lực?

Thứ bảy, 14:40:38 01/12/2018
Tai giữa là phần nhỏ phía sau màng nhĩ. Nó có thể nhiễm trùng do vi khuẩn từ mũi và cổ họng bị tích tụ lại.

Nguyên nhân viêm tai: Ở tai, có một ống nhỏ được nối với tai dẫn đến cổ họng. Một cơn cảm lạnh bất chợt có thể làm ống này bị sưng lên và trở nên tắc nghẽn, điều này làm chất lỏng bị ứ trong lỗ tai tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sối phát triển và gây viêm tai. Viêm tai phổ biến ở trẻ nhỏ do ống tai nhỏ hơn và dễ bị tắc nghẽn hơn.

Triệu chứng: Thường gặp là đau tai ở mức độ nhẹ hoặc đau nhiều làm cho trẻ cảm thấy bứt rứt khó chịu. Trẻ thường dùng tay để kéo lỗ tai và khóc lóc, bị khó ngủ và có thể gây sốt. Bạn sẽ thấy một chất lỏng đặc màu vàng chảy ra từ tai trẻ. Hiện tượng này xảy ra khi nhiễm trùng làm cho màng nhĩ bị rách và chất lỏng tràn ra tai, nhưng vấn đề không nghiêm trọng và thường cơn đau sẽ qua khỏi. Sau đó, màng nhĩ sẽ tự động làm lành vết thương Khi chất lỏng tích tụ nhưng không gây nhiễm trùng, tai của trẻ có cảm giác như bị bít lại. Trẻ có thể gặp khó khăn khi nghe, nhưng tai sẽ trở lại bình thường sau khi chất lỏng biến mất. Phải mất vài tuần chất lỏng này mới tiêu hết. Để chẩn đoán viêm tai, bác sĩ sẽ kiểm tra triệu chứng bệnh của trẻ và khám tai bằng một dụng cụ có đèn chiếu vào màng nhĩ xem có chất lỏng trong đó hay không.

Chữa trị thế nào? Hầu hết viêm tai đều tự khỏi. Tuy vậy, trẻ có thể được chữa trị tại nhà bằng cách uống thuốc giảm đauhạ sốt đắp khăn mặt ấm hoặc miếng thấm làm nóng lên lỗ tai và nghỉ ngơi. Tuyệt đối không cho trẻ dưới 20 tuổi uống thuốc aspirin Nếu khám bệnh, bác sĩ có thể cho thuốc nhỏ tai giúp trẻ bớt đau. Một số trường hợp sau khi viêm tai, trẻ không nghe rõ trong một thời gian vì thế hãy đưa trẻ đến bác sĩ nếu tình trạng kéo dài từ 3 -4 tháng vì trước khi học nói, trẻ cần có thính giác tốt. Nếu trẻ có sự cố về thính giác hoặc nhiễm trùng cứ tái diễn, cần phẫu thuật nhẹ để hiệu chỉnh các ống tai.

Ngừa viêm tai cho trẻ: Tránh để trẻ tiếp xúc với môi trường khói thuốc lá vì khói thuốc trên áo, trên tóc của bạn cũng có thể ảnh hưởng đến trẻ. Vệ sinh tay trẻ sạch sẽ và cho trẻ chủng ngừa để phòng bệnh. Không cho trẻ ngậm bình sữa khi ngủ và hạn chế cho trẻ tiếp xúc với trẻ khác.

Nguyễn Tuyết Anh

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:40 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:24 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:39 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:57 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:47 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới