Cảnh báo: “Bão bệnh” có nguy cơ xảy ra sau mưa bão, lũ lụt

Thứ bảy, 14:09:08 01/12/2018
Sau mưa bão, lũ lụt, các loại vi sinh vật từ đất, bụi, rác, chất thải... hòa vào dòng nước, làm ô nhiễm môi trường. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để lây lan bệnh tật.

Các bệnh đường tiêu hóa

Đây sẽ là bệnh có nguy cơ bùng phát dữ dội nhất do môi trường sống và những nguồn thực phẩm bị ô nhiễm trầm trọng.

Tiêu chảy do vi khuẩn virut: Điển hình trong các loại khuẩn gây ngộ độc thức ănvi khuẩn tụ cầu vàng vi khuẩn thương hàn (Salmonella), vi khuẩn lỵ (Shigella), vi khuẩn tả, vi khuẩn E.coli và loại như Rotavirus, Enterovirus, Adenovirus, Coronavirus... Bệnh có thể mắc ở mọi lứa tuổi song người già, người mắc bệnh mạn tính và trẻ em là đối tượng dễ mắc và diễn biến bệnh trầm trọng hơn cả.

Viêm gan virut A (HAV): là bệnh lây theo đường tiêu hóa do ăn uống các loại thức ăn và nước uống bị nhiễm HAV từ phân người bị viêm gan virut A, đây cũng là bệnh dễ lây lan trên diện rộng ở những nơi sau ngập lụt.

Viêm nhiễm đường hô hấp, sốt xuất huyết

Do điều kiện sống trong khi bão lụt không bảo đảm như sống ở trong lán trại, nhà tạm nên các bệnh đường hô hấp dễ xuất hiện nhất là người già trẻ em và người có các bệnh mạn tính về đường hô hấp Bệnh thường gặp nhất là viêm họng cúm cảm lạnh Nếu không được điều trị dứt điểm và có chế độ chăm sóc dinh dưỡng tốt có thể biến chứng sang viêm tiểu phế quản phế quản viêm phổi gây nguy hiểm đến tính mạng.

Ngập lụt kéo dài là điều kiện tốt cho muỗi gây bệnh sốt xuất huyết gia tăng, các chuyên gia dịch tễ dự báo, rất có thể đỉnh của sốt xuất huyếtHà Nội sẽ xảy ra sau cơn lũ này. Để phòng bệnh hiệu quả, mọi người cần vệ sinh nơi ở sạch sẽ, thoáng đãng, khơi thông cống rãnh, phun hóa chất diệt muỗi và nằm ngủ màn.

Đau mắt đỏ

Trong điều kiện lũ lụt, không có nước sạch thì đau mắt đỏ (viêm kết mạc) cũng là bệnh thường gặp, rất dễ lây lan và phát thành dịch. Viêm kết mạc thường do nhiều tác nhân như nhiễm khuẩn chủ yếu là do virut Adeno gây nên. Bệnh lây qua đường tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp (do dùng chung vật dụng cá nhân). Bệnh nhân đau mắt đỏ thấy ngứa, cộm, chói đau nhức, sợ ánh sáng, chảy nước mắt và có nhiều dử mắt. Sau đó, mắt đỏ, mi mắt có thể sưng nề, kết mạc phù nề hột. Trường hợp nặng có thể gây tổn thương giác mạc làm giác mạc bị mờ đục, thị lực giảm. Bệnh nhân có thể sốt nhẹ, có sưng hạch góc hàm hoặc hạch sau tai, họng đỏ amidan sưng to. Tuy bệnh không nguy hiểm (nếu điều trị đúng cách và sớm thì sẽ khỏi trong thời gian từ 4 - 6 ngày), nhưng đây là căn bệnh lây lan nhanh. Đáng chú ý là nếu không điều trị sớm, đúng cách có thể dẫn tới viêm giác mạc ảnh hưởng đến thị lực.

Nấm kẽ chân

Nấm kẽ chân và lòng bàn chân, chàm, mề đay chân... là các bệnh lý bàn chân thường gặp vào mùa lũ lụt. Biểu hiện chính là da bị đỏ thành từng mảng, bề mặt da mủn trắng, khi tróc để lại vết trợt màu đỏ, đôi khi rịn máu. Thỉnh thoảng có những vết nứt da ở bề mặt vùng bị tổn thương nấm lòng bàn chân do loại nấm sợi tơ gây ra. Diễn tiến bệnh kéo dài, có thể lan lên rìa bàn chân và mặt mu bàn chân. Đôi khi xuất hiện các mụn nước nhỏ ở bên rìa vùng bị tổn thương. Trường hợp bội nhiễm sẽ kèm theo mụn mủ; vùng da bị bệnh trở nên sưng tấy, đôi khi nổi hạch háng và kèm sốt.

Chàm dạng tổ đỉa xuất hiện ở người có cơ địa dị ứng Việc tiếp xúc với nước mưa hoặc dầm chân trong nước lâu ngày là điều kiện thuận lợi để phát bệnh. Triệu chứng chính là những mụn nước sâu trong da, kèm ngứa nhiều ở bề mặt bàn chân, đôi khi có hiện tượng bong da tróc vảy. Nếu bị bội nhiễm, các mụn nước hóa mủ, trở nên đục trắng hoặc vàng, có thể kèm theo sốt hoặc nổi hạch bẹn bên chân bị tổn thương.

Yếu tố then chốt để phòng bệnh

Mặc dù môi trường ẩm ướt, lụt lội nhưng nếu thức ăn được nấu chín đun sôi thì giảm tối đa được các bệnh truyền nhiễm đường tiêu hóa. Hạn chế tối đa việc phải dầm mình trong nước, đặc biệt là người già và trẻ em. Tuyệt đối không nên uống nước lã, ăn thức ăn bị nhiễm khuẩn. Sau khi đi mưa hoặc tiếp xúc với nước bẩn trên đường phố, cống rãnh, nên rửa sạch chân và ngâm bằng nước ấm để máu lưu thông tốt. Tránh để tất, giày hoặc các tấm lót giày bị ẩm ướt. Giữ bàn chân luôn khô ráo.Những người dễ bị viêm nhiễm bàn chân như bệnh nhân đái tháo đường càng đặc biệt thận trọng.

Trong trường hợp có dấu hiệu sốt tiêu chảy ho nhiều đau mắt nặng cần đến ngay các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.

Nguyễn Tuyết Anh

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:36 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:23 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:42 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:32:00 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:49 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới