Cần xác định rõ nguyên nhân gây ho để lựa chọn thuốc cho phù hợp

Thứ bảy, 14:46:04 01/12/2018
Ho là một triệu chứng rất phổ biến mà hầu như ai cũng đã từng gặp phải. Hiện nay trên thị trường lại có rất nhiều loại thuốc trị ho bán không cần đơn khiến người dùng dễ lạm dụng gây nhiều hậu quả bất lợi.

Có nhiều nguyên nhân gây ho như có dị vật ở đường thở, phơi nhiễm với chất gây kích ứng, ho có thể là phản ứng phụ với thuốc hoặc ho có thể là dấu hiệu cảnh báo một số trường hợp bệnh lý hoặc rối loạn cơ thể.

Ho được phân loại theo tình trạng có đờm (ho có đờm) hoặc ho khan (ho không có đờm). Ngoài ra, ho cũng có thể được phân thành các mức độ như cấp tính (ho xảy ra trong vòng 3 tuần), bán cấp tính (ho kéo dài từ 3 đến 8 tuần) và ho mạn tính (ho kéo dài trên 8 tuần).

Dùng thuốc giảm ho khi nào?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ho do vậy chỉ nên dùng thuốc giảm ho không kê đơn (OTC) trong trường hợp đã xác định được nguyên nhân gây ra ho, ví dụ như ho do nhiễm khuẩn hô hấp trên, ho sau khi bị cảm cúm ho do kích ứng, ho do dị ứng Nếu ho do tác dụng phụ của thuốc (ví dụ như thuốc điều trị tăng huyết áp), ho do các bệnhsuy tim ung thư trào ngược... thì khi điều trị tích cực các bệnh lý này, ho sẽ tự thuyên giảm. Cân nhắc dùng thuốc làm giảm ho trong trường hợp ho có đờm hoặc phối hợp thuốc giảm ho với thuốc long đờm vì hạn chế ho có thể khiến đờm lưu cữu, ứ đọng lâu hơn trong đường thở, gây bất lợi cho quá trình hồi phục.

Trường hợp không nên tự điều trị ho: Tiền sử có triệu chứng ho mạn tính như bệnh tắc nghẽn đường thở mạn tính, suy tim sung huyết hen suyễn viêm phế quản mạn tính; ho liên tục, kéo dài trên 7 ngày; ho ra đờm có màu bất thường, có mùi bất thường hoặc ho ra máu; ho có khả năng là một phản ứng có hại của một nhóm thuốc điều trị nào đó; ho kèm với sốt khó thở tức ngực, vã mồ hôi ớn lạnh đau đầu dai dẳng, sưng phù mắt cá chân hoặc chân; ho trở nên ngày càng nghiêm trọng hoặc dai dẳng sau nhiễm khuẩn hô hấp trên như cảm lạnh hoặc cảm cúm; ho tái đi tái lại vào một khoảng thời gian nhất định trong ngày, đặc biệt là vào ban đêm.

Lưu ý khi sử dụng các loại thuốc trị ho

Có rất nhiều chế phẩm điều trị triệu chứng ho được bán rộng rãi ở các hiệu thuốc, quầy thuốc dưới nhiều dạng bào chế khác nhau như siro viên nén, viên ngậm. Các chế phẩm này chứa nhiều loại hoạt chất như chất ức chế phản ứng ho, chất kháng khuẩn, chất chống viêm gây tê chất được chiết xuất từ dược liệu... dưới cả dạng đơn thành phần lẫn đa thành phần. Có thể kể tên một số hoạt chất trị ho chính như sau:

- Những hoạt chất giảm ho do ức chế trực tiếp trung tâm ho ở hành não (thuốc giảm ho trung ương): codein, pholcodin, dextromethorphan, dextropropoxyphen. Trong những thuốc giảm ho trung ương này, codein và pholcodin còn có tác dụng ức chế trung tâm hô hấp ở hành não nên không được sử dụng trên bệnh nhân có tiền sử suy hô hấp hen suyễn bệnh lý tắc nghẽn đường thở mạn tính (COPD).

-  Những hoạt chất làm giảm phản xạ ho ở đường hô hấp (do làm giảm sự nhạy cảm của các thụ thể ở đường hô hấp với các kích thích gây ho): natri benzoat, glycerol.

- Những hoạt chất làm giảm tiết dịch, giảm phù nề đường hô hấp: các chất kháng histamin H1 (alimemazin, diphenhydramin). Thuốc có tác dụng phụ trên thần kinh trung ương và gây buồn ngủ sau vài giờ uống thuốc do vậy cần tránh những công việc đòi hỏi tính chính xác cao như vận hành động cơ, máy móc, phương tiện đi lại, làm việc trên cao hoặc nơi nguy hiểm. Thuốc cũng không nên dùng cho người ho có đờm vì có thể gây ra những cục đờm tắc nghẽn, không dùng cho người hen suyễn.

- Những hoạt chất có tác dụng long đờm, tiêu đờm: acetylcistein, carbocystein bromhexin ambroxol, terpin, một số tinh dầu (menthol (bạc hà), eucalyptol (cineol)).

- Những hoạt chất chống viêm, chống phù nề: alphachymotrypsin serrapeptase.

- Các siro ho chứa dịch chiết từ dược liệu hoặc chứa hoạt chất có nguồn gốc dược liệu.

Cần thận trọng khi sử dụng thuốc trị ho phối hợp nhiều thành phần đang có bán trên thị trường vì: Hiệu quả khi kết hợp nhiều hoạt chất với nhau chưa được chứng minh một cách thuyết phục; Phối hợp nhiều hoạt chất dẫn tới khó kiểm soát tác dụng dược lý, khó kiểm soát tác dụng phụ, tương tác thuốc và nguy cơ quá liều.

Đối với trẻ em cần thận trọng khi sử dụng các thuốc trị ho OTC. Mới đây, Cơ quan Quản lý thực phẩmdược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã đưa ra khuyến cáo chống chỉ định sử dụng tất cả các chế phẩm trị ho và cảm lạnh có chứa các chất chống sung huyết và kháng histamin cho trẻ em dưới 2 tuổi do nguy cơ gây ra những phản ứng có hại đe dọa đến tính mạng như động kinh, nhịp tim nhanh và tử vong

Riêng đối với codein, từ tháng 4/2015, Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) đã khuyến cáo chống chỉ định codein cho trẻ em dưới 12 tuổi và không khuyến cáo sử dụng codein cho thiếu niên từ 12 - 18 tuổi có tiền sử bệnh hô hấp, bao gồm cả hen suyễn và các bệnh mạn tính liên quan đến đường thở khác do có thể gây khó thở lú lẫn ngủ gà

Trước khi sử dụng bất kỳ chế phẩm trị ho OTC nào, cần cân nhắc đến các yếu tố như tiền sử dị ứng tiền sử bệnh lý và các thuốc đang sử dụng đồng thời phụ nữ có thai phụ nữ cho con bú hoặc người có bệnh mạn tính nên tư vấn với bác sĩ trước khi sử dụng các chế phẩm trị ho OTC.

Nguyễn Tuyết Anh

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:45 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:20 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:47 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:53 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:48 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới