BS Nguyễn Thị Hòa: Chỉ số xét nghiệm máu cho thấy dấu hiệu viêm nhiễm

Thứ Ba, 11:46:01 24/07/2018
WBC là số lượng bạch cầu trong một thể tích máu.

Số lượng bạch cầu có thể thay đổi nhẹ nhưng bình thường khoảng từ 4.300 đến 10.800 tế bào/mm3, tương đương với 4.3 đến 10.8 x 109 tế bào/lít, tính theo đơn vị quốc tế (IU – International unit).

Bạch cầu có nhiệm vụ chống viêm diệt khuẩn nên khi số lượng bạch cầu giảm xướng dưới 4000 phản ánh tình trạng dễ viêm nhiễm, bị nhiễm vi-rút hoặc trong những bệnh lý liên quan tới giảm sản tủy (giảm sản xuất bạch cầu trong tủy xương), bạch cầu cũng hạ thấp ở những người có tiếp xúc với các hóa chất gây ung thư với tia xạ hoặc các thuốc điều trị ung thư Tuy nhiên, khi bạch cầu tăng cao phản ánh tình trạng nhiễm trùng của cơ thể; khi bạch cầu tăng quá cao (>50000) với nhiều tế bào non đầu dòng (blast) không đủ chức năng cũng phản ánh nhiễm trùng nặng, trên lâm sàng thường gặp ở bệnh bạch cầu cấp.

Có 5 dòng bạch cầu khác nhau được phân biệt dựa theo kích thước và hình dạng của chúng bao gồm bạch cầu đa nhân trung tính (NEU), lymphocyte (LYM), monocyte (MONO), bạch cầu ưa acid (EOS) và bạch cầu ưa kiềm (BASO).

BS. Nguyễn Thị Hòa - Bác sĩ đa khoa - bệnh viện đa khoa Đống Đa, cho biết:

'WBC là số lượng bạch cầu chỉ số bạch cầu binh thường trong giới hạn từ 4 - 10 Giga/L, tăng trong viêm nhiễm, bệnh máu ác tính, các bệnh bạch cầu ví dụ như: bệnh bạch cầu dòng tuỷ cấp, bệnh bạch cầu lympho cấp, bệnh bạch cầu dòng tuỷ mạn, bệnh bạch cầu lympho mạn, bệnh u bạch cầu. Việc sử dụng một số thuốc cũng có thể gây tăng số lượng bạch cầu, ví dụ: corticosteroid.

PDW là độ phân bố tiểu cầu giới hạn bình thường trong khoảng từ 6 - 18 %, tăng trong trường hơp nhiễm khuẩn và một số bệnh khác như: hồng cầu liềm ung thư phổi.

Chỉ số bạch cầu và độ phân giải tiểu cầu của tăng rất có thể đang có tình trạng viêm nhiễm. Người bệnh nên đến bệnh viện để khám và điều trị.

 

Khổng Việt Hà

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:45 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:27 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:46 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:55 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:46 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới