Bật mí những vị thuốc quý từ cây lúa có thể bạn chưa từng biết

Thứ bảy, 14:57:16 01/12/2018
Ở Việt Nam, cây lúa đã gắn liền với đời sống vật chất và tinh thần của con người. Cây lúa không những là cây lương thực có ý nghĩa đặc biệt đối với nền kinh tế mà còn là cây cho nhiều vị thuốc quý.

Cốc nha là hạt thóc tẻ đã nẩy mầm. Theo YHCT, cốc nha có vị ngọt, tính bình, quy vào hai kinh tỳ, vị. Cốc nha có công năng tiêu thực, hóa tích, được dùng trong các trường hợp tiêu hóa kém đầy bụng Khi dùng có thể phối hợp với sơn tra mỗi thứ 12 g, dưới dạng  thuốc sắc. Lưu ý, cốc nha  làm mất sữa do đó không nên dùng cho phụ nữ khi đương ở thời kỳ cho con bú. Khi “cai sữa” mà hai vú bị căng tức, mỗi ngày có thể dùng 100g, sắc uống liền trong ba ngày, sữa sẽ tiêu hết.

Đạo mễgạo nếp gạo nếp có mùi thơm ngon, thể chất mềm dẻo, có vị ngọt tính ấm, có tác dụng bổ tỳ vị, bổ trung tiêu, ích thận, được sử dụng trong trường hợp tiểu ra dưỡng chấp Đông y gọi là “cao lâm”. Còn dùng trong các trường hợp tỳ vị hư yếu nôn mửa đau bụng Trên thực tế, gạo nếp hoặc gạo tẻ được sử dụng trong một số trường hợp sau đây.

Giải nhiệt: Gạo tẻ, sao tới vàng đậm 100g  thêm 2 - 3 lít nước, đun kỹ. Để nguội, uống hằng ngày, nhất là ngày nóng bức, có tác dụng giải nhiệt, giải khát, chống say nắng

Giải thử, hạ sốt: Khi bị bị sốt cao, ra nhiều mồ hôi mặt đỏ nhừ, thậm chí phát cuồng mê sảng YHCT gọi là tà nhiệt đã nhập vào phần dinh, phần khí, phần huyết, phần tâm bào, có thể dùng phương “Bạch hổ thang” gồm: Thạch cao 32g, tri mẫu 16g, ngạnh mễ 32g cam thảo 8g. Dùng dưới dạng thuốc sắc, chia đều, ngày uống 3 lần.

Ngạnh mễ hay còn gọi là gạo, sao hơi vàng, có tác dụng sinh tân, chỉ khát, giúp cơ thể giảm mệt mỏi khi sốt cao mà mồ hôi ra nhiều. Trong các trường hợp dùng gạo để trị bệnh, thường dùng dưới dạng “gạo lức”. Gạo lức thường được dùng  trong các trường hợp ăn kiêng

Trị táo kết, trướng bụng: Trong trường hợp bị táo kết, bụng trướng lên, mặt bị vàng ra, ợ chua ăn uống không tiêu, có thể dùng  gạo nếp 32g,  gừng khô 4g, vỏ quýt  2g, hạt ba đậu 2 hạt. Tất cả đem sao vàng. Sau đó nhặt bỏ hạt ba đậu đi, rồi đem 3 vị còn lại tán thành bột mịn, thêm ít hồ bột gạo nếp, trộn đều, làm thành viên nhỏ, có kích thước bằng hạt đậu xanh Ngày uống 5-7 viên với nước sắc của gừng tươi và lá tía tô

Giải cảm hàn, giảm đau, giảm ngứa khi dị ứng thời tiết: Khi bị cảm lạnh cơ thể đau mỏi đau đầu đôi khi bụng đau lạnh… lấy gạo sao nóng già, có thể cho thêm ít muối ăn để tăng khả năng giữ nhiệt. Bọc gạo vào miếng vải mỏng, chà xát, hoặc đấm nhẹ vào nơi bị đau, bị ngứa. Trường hợp cảm lạnh thì xoa mạnh vào vùng thái dương, vùng trán, vùng gáy, dọc sống lưng, bụng,  lòng bàn tay bàn chân.

Nước vo gạo  (mễ trấp): Dùng nước vo gạo   loại mới vo của gạo tẻ, nếp đều được, làm phụ liệu để tẩm vào thuốc (bạch truật), nhằm tăng tác dụng kiện tỳ, giảm tính háo của vị thuốc Hoặc dùng  ngâm một số vị thuốc, để loại đi các chất  có vị chát (tanin) trong dược liệu (hà thủ ô đỏ hà thủ ô trắng…), hoặc loại đi các chất có mùi hắc, tính háo nhiệt (thạch xương bồ, thủy xương bồ…).

 

Cám gạo: Cám gạo chứa nhiều vitamin nhóm B, các acid béo chưa no… Có thể dùng cám của gạo tẻ, gạo nếp làm dược liệu để chườm nóng như trường hợp chườm gạo nói trên. Ngoài ra còn dùng làm phụ liệu cho việc chế biến thuốc với mục đích tăng thêm tính kiện tỳ, tính ấm, giảm tính háo và làm cho vị thuốc trở nên vàng, giòn, dễ chiết xuất, dễ xay nghiền trong bào chế của một số vị thuốc: bạch truật thương truật, hoài sơn…

Rơm lúa nếp: Lấy rơm lúa nếp còn mới, có mầu vàng, khô, thơm, cắt đoạn 3-5 cm, rửa sạch, đem nấu. Cứ 100 g, thêm nước, sắc đặc lấy 1 bát, phơi sương một đêm, sáng sớm hôm sau cho uống, trị chứng đái ra chất đục trắng

Vỏ trấu: Được dùng làm phụ liệu chế biến thuốc cổ truyền  trong việc sao gián tiếp đối với  một số vị thuốc: Trạch tả, bán hạ… làm cho vị thuốc trở nên vàng đều và giòn xốp.     

Nguyễn Tuyết Anh

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:40 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:22 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:46 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:59 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:54 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới