Bạn có biết: Tại sao bạn lại không thấy nhột khi tự cù mình?

Thứ Hai, 10:15:06 16/07/2018
Bạn đã từng bị người khác cù? Bạn thấy nhột và cười phá lên. Dân gian gọi đó là người có 'máu buồn'. Thế nhưng bạn chỉ nhột khi người khác cù mình, còn bản thân cù thì không có phản ứng gì hay một số người có 'máu buồn' ít, người lại có nhiều. Một nhà thần kinh học, David J. Linden, giáo sư tại Đại học Johns Hopkins School of Medicine đã giải mã tại sao như vậy.

Nơi nhột nhiều nhất là lỗ tai, lỗ mũi, gan bàn chân, hông, nách, cổ, sườn... (Ảnh minh họa: Internet)

Nơi nhột nhiều nhất là lỗ tai, lỗ mũi, gan bàn chân, hông, nách, cổ, sườn... (Ảnh minh họa: Internet)

Khi bị 'nhột', phản ứng của bạn ra sao? Hầu hết đó là phản ứng tự nhiên co rúm mình lại, cười sằng sặc. Phản ứng này cho thấy tính chất di truyền của hiện tượng này được một vùng trong trung tâm thần kinh não điều khiển. 'Nhột' chính là một phản xạ tự nhiên của con người, đánh dấu sự tiến hóa trong lịch sử. Máu buồn là một phản xạ phòng thủ chống lại cuộc tấn công từ bên ngoài. Chỉ cần một chú côn trùng nhỏ bò lên da là ta sẽ có cảm giác về sự hiện diện của chúng. Đặc biệt là ở những vùng cực kỳ nhạy cảm, nơi có nhiều dây thần kinh tập trung.

David so sánh máu buồn cũng như ngứa. 'Ngứa và múa buồn là giống nhau vì cả hai đều cảm giác đòi hỏi một phản ứng vật lý ngay lập tức', tiến sĩ Linden nói. Tuy nhiên, các nhà thần kinh học khẳng định: 'Chúng tôi không biết tại sao con người có máu buồn mà chỉ có thể giải thích cơ chế của nó'.

Cũng theo các nhà khoa học, 'máu buồn' có mối liên hệ trực tiếp với cảm giác đau Nghiên cứu mới đây tại Mỹ cho biết, trên 90% số người được hỏi thú nhận mình rất sợ nhột cùng tỷ lệ với số người sợ đau Tuy nhiên, mức độ sợ nhột của mỗi người một khác, theo lứa tuổi giới tínhtính cách Khoảng 95% trẻ em dưới 10 tuổi sợ nhột. Tỷ lệ này ở lứa tuổi thanh niên là 65%, trung niên là 35% và từ 65 tuổi trở lên là 20%. Nữ sợ nhột nhiều hơn nam, người trẻ nhột nhiều hơn người già Có người còn phân chia thang nhột theo vị trí. Nơi nhột nhiều nhất là lỗ tai, lỗ mũi gan bàn chân, hông, nách, cổ, sườn..., nhưng có lẽ cũng tùy người. Điều này chứng tỏ ai cũng có 'máu buồn' cả, chỉ khác nhau ở mức độ biểu hiện.

Não có 2 cơ chế khác nhau đối với 2 loại cù là người khác cù và tự mình cù. Cù chỉ gây cười khi bất ngờ, không biết trước điểm sẽ bị kích thích. Nếu có sự chuẩn bị trước, nghĩa là não đã biết, thậm chí là chỉ huy việc cù ở đâu, vào lúc nào thì không còn bất ngờ nữa. Lúc đó, cù là hoàn toàn không tác dụng. Đó chính là lý do tại sao bạn tự cù mà không thấy buồn cười.

Tiến sĩ Linden cho biết thêm, không có dấu hiệu cho thấy có máu buồn là do di truyền mà bởi hoàn cảnh từ bên ngoài. Nhột còn liên quan đến tâm trạng, lúc vui dễ nhột hơn lúc buồn. Khi đang xem một tiết mục hài, xung quanh đầy ắp tiếng cười thì chỉ khẽ cù cũng làm bạn cười lăn cười lộn. Ngược lại, nếu phải đứng trước họng súng hay đang gặp chuyện buồn bã thì dù con sâu có chui vào lỗ tai, con muỗi có bay vào lỗ mũi thì người ta cũng chẳng có cảm giác gì.

Hoàng Thu Thảo

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:44 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:20 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:44 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:59 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:49 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới