Vô thức là gì? Biểu hiện và mối quan hệ với tâm bệnh học

Thứ bảy, 07:54:10 20/10/2018

1. Vô thức là gì?

Vô thức là những quá trình xảy ra trong tâm trí của con người một cách tự động, không thể dùng ý chí để điều khiển.. Vô thức là quá trình gồm tư duy, trí nhớ, và các động cơ tiềm ẩn. 
Trong vùng vô thức liên tục diễn ra cuộc đấu tranh giữa bản năng với bản ngã, giữa phần "con" và "người" và bản năng sẽ bị dồn nén lại trong hàng rào kiểm duyệt không cho vượt qua lên tầng ý thức. Nên những xung lực này chỉ biểu hiện phần nào trong các giấc mơ và phần lớn trong các chứng loạn thần kinh. 
Theo quan điểm của tâm linh, vô thúc còn được hiểu là những hiện tượng tâm linh bị chôn vùi trong quên lãng, dù có lôi ra cũng không được, chúng ở trong khu vô thức. Nhập vào ý thức mà lâu không được gợi ra, nhớ lại thì bị quên do khu vực ý thức có hạn.
 
Con người có thể giải toán trong vô thức
 
Con người có thể giải toán trong vô thức
 
 

2. Biểu hiện của vô thức

 Vô thức gồm các hiện tượng tâm lý, hành vi, cảm nghĩ tồn tại ở một cá nhân nào đó mà cá nhân đó không nhận thức được, không diễn đạt được bằng ngôn ngữ cho mình và cho người khác hiểu, đó là những hoạt động thần kinh nằm ở ngoài ý thức của con người. 

Trái với ý thức, vô thức không bao hàm thái độ của con người. Lúc ở trạng thái vô thức, con người không nhận xét, đánh giá gì về hành vi, thái độ, ngôn ngữ, cách cư xử của mình. Vô thức thường không kèm theo sự dự kiến trước, không có chủ định nhưng vẫn chi phối hành vi.

Trong trạng thái vô thức, ý thức của con người không hoạt động hoặc hoạt động một cách mờ nhạt. Não bộ không có kiểm soát về tính nguyên nhân và hậu quả, không có mâu thuẫn, nghi vấn, chỉ nhằm thỏa mãn những yêu cầu của bản năng, hành động xảy ra không có yếu tố không gian, thời gian. Trái với những hành vi có ý thức thường là để thỏa mãn những câu hỏi như: tại sao phải làm điều này, việc này sẽ có tiếp diễn và kết cục ra sao…
 
Theo Fred vô thức là vấn đề trong phân tâm học
Theo Freud vô thức là vấn đề chính trong phân tâm học

Vô thức là vấn đề chính trong phân tâm học được Sigmund Freud khảo sát và sáng lập từ năm 1800. Đây là đóng góp rất lớn cho tâm bệnh học, giúp con người hiểu thêm về mình, về người khác, và cách hóa giải các xung lực bằng phân tâm (tâm lý chiều sâu).

Tâm bệnh học như, một ngành nghiên cứu về bệnh học tâm thần, các bệnh tâm trí, những khổ đau tinh thần và các hành vi dị thường/thích ứng sai. Thuật ngữ này thường được dùng trong ngành tâm thần học.

 

Nguyễn Lương

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:37 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:26 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:43 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:53 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:51 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới