Thuốc đặt âm đạo có ảnh hưởng tới khả năng sinh con

Thứ năm, 10:33:05 12/07/2018
Mang thai tuần thứ 37, đi khám bác sĩ cho viên đặt âm đạo, thành phần mỗi viên gồm metronidazole 500mg, miconazole nitrate 100mg, lactobacillus acidophilus 50mg. Tuy nhiên khi đọc tờ hướng dẫn sử dụng thuốc thấy có lưu ý không dùng thuốc này cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu và hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc cho các giai đoạn còn lại của thai kỳ. Chỉ nên dùng khi thực sự cần thiết. Vậy tôi dùng không biết có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?

Trịnh Thị Loan  (Đồng Hới – Quảng Bình)

Xem xét tính chất và tác dụng dược lý của 3 thành phần thuốc có trong viên đặt âm đạo, chỉ có metronidazole là không được dùng trong 3 tháng đầu của thai nghén.

Metronidazole vẫn thường được chỉ định để điều trị nhiễm khuẩn kỵ khí, lỵ amip nhiễm trùng roi đường sinh dục. Nếu thai nghén đã gần đến ngày sinh thì không còn ngại thuốc có ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như chất lượng thai.

Miconazole là thuốc dùng để chữa nấm Candida ở khoang miệng hầu, đường tiêu hoá, đường sinh dục, có thể dùng cả khi có thai, trừ khi có quá mẫn với thuốc.

Lactobacilllus là sinh khuẩn tổng hợp, có chừng 60 triệu trong một viên nang, có tác dụng lập lại cân bằng hệ vi sinh, giúp vi khuẩn Doderlein không gây bệnh phát triển để trở thành hàng rào tự nhiên chống nhiễm khuẩn. Trong điều trị viêm âm đạo tái diễn, lactobacillus nên dùng sau đợt dùng kháng sinh để hệ vi sinh tự nhiên trong âm đạo sớm hồi phục.

Thuốc đặt âm đạo trước khi sinh là nhằm phòng ngừa vỡ ối sớm đồng thời cũng phòng ngừa cả nhiễm khuẩn, nhiễm nấm cho cả thai khi đi qua đường sinh dục trong khi chuyển dạ Nhiều trẻ sơ sinh bị tưa miệng (bệnh nấm ở miệng) có thể là do người mẹ bị nhiễm nấm âm đạo không được điều trị. Vì vậy, bạn có thể yên tâm khi sử dụng thuốc và cần thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ.    

Nghiêm Thị Trinh

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:37 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:21 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:43 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:57 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:52 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới