Ngộ độc thức ăn khi mang thai và cách xử trí bạn nên biết

Thứ tư, 08:29:06 01/08/2018
Ngộ độc thức ăn là bệnh gây ra do ăn phải thức ăn có những sinh vật nguy hại bao gồm:  vi khuẩn, kí sinh trùng và virus… Trong hầu hết mọi trường hợp, ngộ độc thức ăn chỉ ở thể nhẹ qua vài ngày là khỏi. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, nhất là ở những phụ nữ mang thai thì tình trạng sẽ trở nên rất nguy hiểm nếu không được theo dõi và xử lý kịp thời .

Ngộ độc thức ăn được gây ra do tiêu thụ thức ăn không hợp vệ sinh, thường xuất hiện sau khi ăn khoảng 30 phút, có thể sau 2-3 giờ, cũng có khi sau vài ngày.

Dấu hiệu nhận biết người bị ngộ độc thức ăn là bị tiêu chảy hoặc đi tiêu phân lỏng, còn gọi là đi tiêu chảy lỏng hàng loạt. Người bị ngộ độc thức ăn thường nôn đau bụng có sốt hoặc không sốt đau đầu Ngoài ra, còn có thể có các triệu chứng thần kinh và toàn thân như nhức mỏi cơ thể mê sảng co giật

Rất nguy hiểm cho thai nhi

Ngộ độc thức ăn trong khi mang thai là một nguy cơ cho thai nhi Tùy thuộc mức độ độc tính của vi khuẩn có trong thức ăn mà người mẹ ăn vào, độc tính của vi khuẩn qua nhau thai đến thai làm ảnh hưởng nặng hay nhẹ tùy thuộc vào tuổi thai. Với người mẹ mang thai trong 3 tháng đầu, ngộ độc thức ăn ảnh hưởng lên thai nhi: dọa sảy thai sảy thai hay thai chết lưu Trường hợp thai trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối, khi người mẹ bị ngộ độc thức ăn thai nhi sẽ bị chậm phát triển suy thai và nặng hơn nữa có thể sinh non thai chết lưu.

Các loại vi khuẩn gây ngộ độc

Samonella và Campylobacter: Có trong thịt gà lợn. Ngoài ra, chúng còn có trong các sản phẩm từ sữa chưa tiệt trùng.

Clostridium perfingens: Có trong thịt lợn, gia cầm tươi trứng

Listeria: Có mặt trong các loại thịt, hải sản... Ở phụ nữ mang thai vi khuẩn listeria có thể gây cảm cúm kèm những cơn sốt lặp đi lặp lại đau cơ tiêu chảy Tình trạng nhiễm khuẩn lan đến hệ thần kinh trung ương sẽ gây mất cân bằng co giật đau đầu cứng cổ. Đặc biệt, listeria có thể xâm nhập vào nhau thai, khiến thai phụ sinh non sảy thai hoặc bé sau khi sinh mắc bệnh hiểm nghèo.

Staphylococci: Xuất hiện trên da, mũi và cổ họng. Vi khuẩn này lây lan qua việc cầm nắm thực phẩm

E. coli: Cư ngụ trong đường ruột của gia súc. Tình trạng nhiễm khuẩn xảy ra khi bệnh nhân dùng thịt bò tái hoặc sữa chưa tiệt trùng.

Ngoài vi khuẩn gây hại, thai phụ cần chú ý đến nguồn thực phẩm chứa thủy ngân cao như cá ngừ hoặc một số cá sông sống trong vùng nước ô nhiễm có chứa hàm lượng chất độc khá cao. Cơ thể tiếp nhận hàm lượng thủy ngân cao có thể khiến thai nhi chậm phát triển não bị tổn thương…

Điều trị đúng và kịp thời

Điều trị ngộ độc thức ăn ở phụ nữ mang thai xử trí cấp cứu trước tiên là phải làm cho người bị ngộ độc nôn ra cho hết chất đã ăn vào, ngăn cản sự hấp thu của ruột đối với chất độc, phá hủy độc tính đồng thời bảo vệ niêm mạc dạ dày Gây nôn: Thực hiện ngay bằng cách cho ngón tay của người bệnh đã được rửa sạch vào họng để kích thích nôn. 

Nếu trầm trọng bác sĩ sẽ chỉ định rửa dạ dày: Rửa dạ dày càng sớm càng tốt, chậm nhất là trước 6 giờ. Có thể dùng nước ấm, nước muối sinh lý để rửa. Để giải độc có thể dùng phương pháp hấp thụ chất độc bằng than hoạt tính, trung hòa chất độc bằng các chất thích hợp hoặc giải độc đặc hiệu theo nguyên nhân gây ngộ độc. Đặc biệt, bù nước và điện giải khi mà người mẹ có tiêu chảy mất nước dùng dịch truyền tĩnh mạch ringer lactate natri chlorua 0,9% và glucose 5%. Ở mức độ nhẹ có thể bù dịch bằng oresol hay viên hydrid pha nước uống. Dùng thuốc kháng sinh nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn.

Tùy trường hợp tuổi thai, đe dọa sảy thai chuyển dạ sinh non cần chăm sóc và theo dõi thai tốt bằng cách nằm nghỉ ngơi, theo dõi nhịp tim thai bằng monitoring sản khoa và dùng cách thuốc giảm co thắt… Tất cả thuốc điều trị cần phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Làm sao tránh ngộ độc thức ăn?

Luôn luôn rửa rau và trái cây trước khi ăn. Tránh không ăn các loại thịt, cá thực phẩm chưa nấu chín. Không tiêu thụ sản phẩm chưa được chế biến và chưa được tiệt trùng. Không ăn các loại thức ăn làm bằng gỏi sống, thức ăn qua đêm hay thức ăn không được bảo quản, thức ăn chuyển màu, có mùi ôi thiu.

Khi chọn thực phẩm chú ý những thực phẩm còn tươi, mới chế biến có dán nhãn mác rõ ràng; không nên dùng các loại thực phẩm không có nguồn gốc thực phẩm đã hết hạn sử dụng. Chú ý, luôn rửa tay sau khi tiếp xúc với vật nuôi… vì đây là những nguồn có khả năng lây nhiễm virus cao. Cuối cùng, cần bảo quản thức ăn chưa chín và đã chín riêng biệt và rửa tay sạch sẽ trước khi nấu nướng và trước khi ăn.

Nguyễn Tuyết Anh

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:40 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:18 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:41 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:53 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:52 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới