Biện pháp chống nắng an toàn cho trẻ nhỏ các mẹ nên biết

Chủ nhật, 23:02:05 02/12/2018
Hãy tắm bằng nước ấm cho trẻ, đắp khăn ướt, thoa dung dịch có chất calamine hay kem dưỡng da để làm dịu vùng da cháy nắng.

Không để bé ngoài trời quá lâu

Nếu chơi đùa ngoài trời lâu, con sẽ gặp những vấn đề nguy hiểm như say nắng phỏng da đau đầu thậm chí là về sau trẻ có thể bị ung thư da. Trẻ càng trắng nguy cơ ung thư da càng cao. Chỉ nên cho trẻ chơi 1 tiếng vào buổi sáng, 1 tiếng vào buổi chiều. Thế cũng đã thỏa mãn được sở thích vẫy vùng của trẻ.

Nên cho trẻ chơi 1 tiếng vào buổi sáng, 1 tiếng vào buổi chiều

Nên cho trẻ chơi 1 tiếng vào buổi sáng, 1 tiếng vào buổi chiều

Không cho trẻ chơi ngoài trời lúc nắng gắt

Từ 11h trưa đến 3h chiều là khoảng thời gian nắng gắt mà bé của bạn không được phép ra ngoài trời chơi. Nếu cần phải ra ngoài hãy trang bị thật kỹ cho bé từ quần áo đến kính mắt, và thoa kem chống nắng để bảo vệ làn da trẻ.

Chọn cho trẻ một loại kem chống nắng thích hợp

Hãy chọn những loại kem chống nắngchỉ số chống nắng (SPF) bằng hoặc cao hơn 30. Loại kem chống nắng có chứa zinc odixe hoặc titanium dioxide ít gây kích ứng và khó chịu, cũng như không hấp thụ vào da. Mẹ cũng có thể chọn loại kem có ghi “quang phổ rộng-broad spectrum” tức là ngăn được cả tia UVA và UVB.

Có nhiều mẹ cho rằng trong kem chống nắng có oxybenzone và retinyl có thể gây hại cho bé, tuy nhiên cả hai chất này đều đã được FDA cho sử dụng.

Cho trẻ chơi trong bóng râm

Mẹ dặn bé chơi ở những nơi râm mát, tránh xa những nơi có ánh nắng phản chiếu như mặt nước, mặt cát, gương, kính...

Nên đề phòng những ngày có nhiều mây mù

Bạn đừng lầm tưởng rằng những ngày đó không có nắng nên thoải mái cho trẻ chơi đùa. Trẻ cũng có thể bị cháy nắng vào những ngày mây mù. Do đó vào những ngày râm mùa hè cũng nên thoa kem chống nắng cho trẻ nếu đi ra ngoài.

Nếu trẻ bị cháy nắng

Hãy tắm bằng nước ấm cho trẻ, đắp khăn ướt, thoa dung dịch có chất calamine hay kem dưỡng da để làm dịu vùng da cháy nắng Mẹ dặn trẻ không chọc vỡ các vết phỏng rộp, cho trẻ uống nhiều nước vì có thể trẻ đã mất nước

Nếu trẻ có biểu hiện rùng mình, sốt hoặc ói mửa bố mẹ nên lập tức đưa trẻ đến bác sỹ.

Hoàng Thu Thảo

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:45 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:21 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:42 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:32:00 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:48 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới