Có nên cho trẻ sử dụng men tiêu hóa khi tiêu chảy?

Thứ sáu, 10:31:06 16/11/2018
Khi trẻ không may bị tiêu chảy, là nỗi lo lắng của không ít gia đình nhất là những bà mẹ trẻ, chưa có kinh nghiệm chăm con, khi thấy con bị tiêu chảy nhiều người thường có tâm lý lo lắng và áp dụng mọi biện pháp kể cả kinh nghiệm người đi trước để chữa bệnh cho con.

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh tiêu chảy

Theo các chuyên gia y tế nhận định bệnh tiêu chảy đó là triệu chứng có thể xảy ra do rối loạn chức năng tiêu hóa hấp thu và bài tiết của ống tiêu hoá tiêu chảy được xác định khi trẻ đi ngoài phân lỏng, nhiều nước từ 3 lần/ngày trở lên. Tuy vậy ở trẻ em do chức năng của đại tràng chưa ổn định nên có thể có một số trẻ nhỏ còn bú 2-3 ngày mới đi ngoài 1 lần phân rắn và một số trẻ khác thì đi ngoài từ 5-8 lần/ ngày, mỗi lần đi ra một ít phân, mềm hoặc hơi lỏng vẫn là bình thường. Tuy nhiên, nếu như trẻ tăng số lần đi ngoài đột ngột, thay đổi độ đặc, rắn và tăng lượng dịch trong phân, thay đổi màu sắc và tính chất phân như phân có nhày hoặc máu thì có thể xác định là trẻ bị tiêu chảy.

41588

Tiêu chảy có thể xảy ra cấp tính hoặc mãn tính do viêm hoặc không do viêm. Nếu tiêu chảy giới hạn trong thời gian dưới 2 tuần là tiêu chảy cấp còn nếu kéo dài từ 2 tuần trở lên là tiêu chảy kéo dài. Và có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này của trẻ có thể là do nhiễm vi khuẩn nhiễm trùng ký sinh trùng thuốc men, và rối loạn đường ruột. Với các biểu hiện điển hình như là tiêu chảy nhiều lần, phân lỏng, có thể có nhầy mũi hoặc máu tùy từng trường hợp. Nhiều bệnh chứng khác như nôn thường gặp ở trẻ bị tiêu chảy do virus rota, phân lẫn mủ do bệnh lỵ trực khuẩn một số trẻ có thể sốt, hăm loét đỏ ở vùng quanh hậu môn. Nếu tình trạng bệnh kéo dài sẽ gây rối loạn hấp thu và làm trẻ suy dinh dưỡng mất nước và điện giải là biến chứng nặng và thường gặp nhất, đây cũng là lý do khiến trẻ tử vong Do đó khi gặp bệnh nhi bị tiêu chảy cấp, trước hết phải được đánh giá tình trạng mất nước.

Khi trẻ bị tiêu chảy cấp các mẹ cần tuân thủ những phác đồ điều trị như sau cho trẻ uống nhiều nước hơn để bù dịch, tốt nhất là uống oresol nước cháo loãng có pha chút muối nước đun sôi để nguội hoặc các loại nước sạch khác như nước dừa hoặc nước hoa quả tươi khác nhưng không được pha thêm đường. Tuyệt đối không cho trẻ uống các loại nước giải khát có đường pha chế sẵn vì sẽ làm trẻ tiêu chảy nhiều hơn. Vẫn tiếp tục cho trẻ ăn, và bú mẹ bình thường, nếu bệnh tăng nặng cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chăm sóc tránh biến chứng và bội nhiễm

Trẻ bị tiêu chảy có nên cho uống men tiêu hóa

Có rất nhiều cuộc tranh luận đã nổ ra trên các diễn đàn chăm sóc trẻ của các bà mẹ, đó là có nên cho trẻ uống men tiêu hóa khi bị tiêu chảy hay không ? Tới nay vấn đề này vẫn chưa ngã ngũ. Cũng mang tâm lý băn khoăn giống các bà mẹ trẻ khác chị Hà Hương (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết bé nhà chị 15 tháng tuổi, nặng 10,8 kg và cao 77 cm, hay bị đi ngoài phân lỏng dù gia đình cũng rất kiêng cho cháu trong việc ăn uống Mỗi lần cháu bị tiêu chảy, chị thường cho uống men tiêu hóa và cốm vi sinh nhưng vẫn không đỡ.

Cũng giống chị Hương, chị Thủy Anh ở Hai Bà Trưng Hà Nội cũng gặp tình trạng tương tự, bé nhà chị 2 tuổi, cũng được gia đình quan tâm tới vệ sinh cá nhân cũng như ăn uống, nhưng cứ mỗi lần sổ mũi nhức đầu mà phải uống kháng sinh là bé lại bị tiêu chảy và ngày, chị cũng cho bé uống men tiêu hóa nhưng có lần đỡ có lần không, nhiều khi phải đưa con nằm viện, rồi lại nhận thêm vài đơn thuốc về nhà, thật là khổ thân cho bé.

Cùng với đó theo các chuyên gia y tế thì hiện nay rất nhiều trẻ khi bị tiêu chảy thường được các mẹ tự ý ra hiệu thuốc mua thuốc kháng sinh về cho uống, loại phổ biến nhất là  Clorocid và Biseptol. Đây là một việc làm hết sức nguy hiểm, trẻ rất dễ có nguy cơ rối loạn vi khuẩn đường tiêu hoá, làm cho bệnh càng trở nên nặng hơn, hoặc gây tình trạng tiêu chảy kéo dài chưa kể các tác dụng phụ do thuốc gây ra. Cũng theo đó nhiều trẻ bị tiêu chảy do virus, hoặc do hoá chất hay còn gọi là nhiễm độc thức ăn, thường khỏi sau vài ngày điều trị, chủ yếu bù nước và điện giải mà không cần phải sử dụng kháng sinh.

Còn trường hợp tiêu chảy do vi khuẩn amip nấm điều trị bù nước và điện giải kết hợp sử dụng kháng sinh nhưng phải có chỉ định và theo dõi chặt chẽ của thầy thuốc chuyên khoa. Các chuyên gia cũng tuyệt đối khuyến cáo các bà mẹ không tự ý sử dụng các biện pháp cầm ỉa  như thuốc  và các loại lá, quả chát có nhiều chất Tanin như lá nhọ nồi lá ổi xanh quả ổi xanh, quả hồng xiêm xanh... ngay lập tức sẽ có tác dụng cầm ỉa. Nhưng bệnh chỉ đỡ giả tạo, các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, nấm, hoá chất... thải hồi rất chậm, làm cho bệnh càng thêm kéo dài, thậm chí nặng hơn. Vậy nên việc sử dụng men tiêu hóa trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy là biện pháp phụ trợ tức là tùy bệnh chứng của bệnh mà thầy thuốc yêu cầu kê đơn, không nên tự ý làm bác sĩ, bắt mạch kê đơn cho cho con, việc này rất nguy hiểm.

Phạm Trung Hiếu

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:44 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:24 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:39 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:57 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:53 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới