Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ - Những dấu hiệu và xử trí ban đầu

Chủ nhật, 19:48:09 18/11/2018
Mỗi năm có rất nhiều trường hợp tử vong vì bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ, một phần là do thiếu kiến thức của các bà mẹ trong việc phát hiện cũng như xử trí ban đầu khi trẻ có biểu hiện tiêu chảy cấp.

Bác sỹ Tạ Khánh Vân – Trưởng khoa điều trị tự bệnh viện Nhi Trung Ương, sẽ giúp các bà mẹ giải đáp những thắc mắc, băn khoăn khi con có dấu hiệu bị tiêu chảy cấp và có những biện pháp phòng tránh căn bệnh này.

36228

Nguyên nhân do đâu mà trẻ em thường mắc tiêu chảy cấp?

Nhìn chung đa số những ca mắc tiêu chảy cấp là thường do ăn phải những thức ăn đã nhiễm vi khuẩn như những thức ăn kém phẩm chất đã bị ôi thiu nấu nướng không hợp vệ sinh, tay của  người chế biến thức ăn không sạch sẽ, và kể cả bàn tay của chúng ta chưa được rửa sạch trước khi ăn.

Thứ hai có thể do thức ăn đã bị nhiễm phải chất độc như: Rau quả nhiễm hóa chất thuốc trừ sâu một số thức ăn có độc chất được khuyến cáo như: nấm độc cá nóc gan cóc… Với trẻ em do các em thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường nhiều người, tập chung trong những điều kiện đông người như: lớp học, nhà trẻ mẫu giáo, có thể do trẻ ăn  những thực phẩm chứa những hóa chất như nem xúc xích bánh…ở những quán hàng rong thường không đảm bảo vệ sinh, về độ an toàn của thực phẩm sẽ không cao, và thậm chí khi chơi xong trẻ còn có thói quen không rủa tay hoặc không rủa tay đúng cách, chưa hợp vệ sinh”.

Các triệu chứng ban đầu của bệnh tiêu chảy cấp như thế nào?

Tiêu chảy cấp thông thường là do ăn uống thức ăn bị nhiễm khuẩn và nhiễm hóa chất thường không lây lan thành dịch. Còn khác với tiêu chảy cấp nguy hiểm lây lan thành dịch và dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm lây lan thành dịch từ nguồn nước bị nhiễm bị nhiễm khuẩn.

Cả 2 loại tiêu chảy cấp này đều có triệu chứng khởi đầu là tiêu phân lỏng, nhiều lần có thể kèm theo nôn ói, gây nên tình trạng mất nước từ nhẹ đến nặng tiêu chảy cấp thường đôi khi có kèm theo sốt kết hợp với đau quặn bụng. Riêng tiêu chảy cấp nguy hiểm thường không kèm theo sốt và đau bụng nhưng gây tình trạng mất nước ồ ạt hơn, có thể gây nên trụy mạch trong vài giờ đầu và nguy hiểm đến tính mạng nếu như không được điều trị kịp thời và thích hợp”.

Cách xử trí ban đầu khi bé bị tiêu chảy cấp?

Khi bé bị tiêu chảy cấp, tốt nhất là bạn nên đưa con bạn đi khám ở các cơ sở y tế để được chuẩn đoán và hướng dẫn điều trị đúng cách, tùy theo mức độ nặng hay nhẹ mà bạn có thể được hướng dẫn điều trị tại nhà hoặc ở bệnh viện

Bên cạnh việc sử dụng các thuốc điều trị bệnh tiêu chảy cấp theo hương dẫn của thầy thuốc cũng cần nên uống nhiều thuốc để bù vào khối lượng nước bị mất do đi tiểu nhiều lần ăn uống thực phẩm dinh dưỡng tốt và được nấu chín kỹ, không nên uống sữa tươi sữa hộp khi đang bị tiêu chảy, không nên quan niệm sai lầm là kiêng ăn uống vì sợ tiêu chảy thêm.

Biện pháp hạn chế được bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ?

Bệnh tiêu chảy cấp là một bệnh khá nguy hiểm, vì vậy các bà mẹ phải chú ý đến chế độ ăn của trẻ, đầy đủ dinh dưỡng… trước khi ăn uống phải rửa tay sạch sẽ, hạn chế đến những nơi đông người, đặc biệt khi trẻ có dấu hiệu thì phải đưa trẻ đến các cơ sở y tế ngay, không được tự ý mua thuốc về nhà điều trị.

Đối với bệnh tiểu chảy có thể ngăn chặn được không? để ngăn chặn dịch tiêu chảy bùng phát thì phải làm gì?

Đối với bệnh dịch tiêu chảy cấp là bệnh do virut Rota lây truyền chủ yếu qua đường phân, miệng và tay mà trẻ nhỏ hay mút tay và ngậm đồ chơi nên là đối tượng dễ bị tấn công nhất. Do đó để ngăn chặn được dịch tiêu chảy cấp, các bậc cha mẹ khuyên dạy trẻ giữ vệ sinh tay sạch sẽ và rửa tay sạch trước khi cầm nắm thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh… là những biện pháp dễ thực hiện mà lại hiệu quả. Khi tiếp xúc với trẻ em, tất cả người lớn cần phải rửa tay bằng xà phòng.

Tuyệt đối không để cho trẻ bò trên sàn nhà hoặc ngậm tay trong miệng, ngậm đồ chơi; cha mẹ nên lau rửa sàn và các vật dụng ở trong nhà, sàn vệ sinh, bồn cầu sau khi trẻ tiêu chảy đi vệ sinh. Tã lót của trẻ bị bệnh phải cho vào bao ni lông, buộc kín rồi cho vào thùng rác. Để phòng bệnh tốt nhất nên đưa trẻ đi tiêm vắc xin

Thực ra, việc phòng tránh tiêu chảy nói chung hay tiêu chảy do nhiễm virut Rota đều hoàn toàn có thể thực hiện nếu ý thức phòng ngừa của cộng đồng được nâng cao. Ngoài ra, cần phải thực hiện tiêm chủng cho trẻ theo hướng dẫn của y tế cơ sở”.

Phạm Trung Hiếu

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:40 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:23 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:39 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:59 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:48 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới