Những nhược điểm cần lưu ý khi dùng thuốc ngủ Zolpidem

Thứ Hai, 15:42:01 17/09/2018
Đây là thuốc điều trị mất ngủ có một số ưu điểm nhưng cũng cần cảnh giác với nhưng tác dụng phụ của nó.

Những ưu điểm chính

Benzodiazepin tác dụng lên các thụ thể chịu trách nhiệm về giấc ngủ về lo âu quên, giãn cơ… tạo ra trạng thái quá thoải mái, dẫn đến hội chứng “lệ thuộc thuốc”. Trong khi đó, zolpidem thuộc nhóm Non-benzodiazepin, chỉ có tác dụng gây ngủ, ít có nhược điểm như benzodiazepin.

Zolpidem đưa người bệnh vào giấc ngủ sớm (khoảng 15 phút sau khi dùng), chỉ tạo ra giấc ngủ ngắn (chu kỳ bán thải chỉ 2 - 3 giờ), vì vậy không làm cho giấc ngủ do thuốc lấn át giấc ngủ sinh lý

Theo các nghiên cứu công bố năm 1991 - 1992 - 1993, nếu chỉ dùng điều trị mất ngủ về đêm, thì thời gian dùng có thể kéo dài tới 180 ngày. Tuy nhiên, vì chưa có chứng minh tính an toàn khi dùng kéo dài, nên chưa có nước nào chính thức cho phép dùng điều trị mất ngủ mạn với thời gian như trên. Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA) cho dùng 2 - 6 tuần. Thực hành điều trị tốt Autralia cho dùng không quá 4 tuần. Ở nước ta, các thầy thuốc thường cho dùng 2 tuần. Thời gian dùng này đã dài hơn nhóm benzodiazepin (quy định không quá 10 ngày).

Những nhược điểm cần lưu ý

Về việc tạo ra giấc ngủ: zolpidem chưa tạo ra giấc ngủ giống giấc ngủ tự nhiên, làm thay đổi cấu trúc giấc ngủ tự nhiên.

Về việc gây lệ thuộc thuốc: tuy ít gây ra lệ thuộc thuốc như benzodiazepin (nói trên) nhưng zolpidem cũng có gây “lệ thuộc thuốc”. Dùng kéo dài (một vài người chỉ sau vài tuần) sẽ tăng tính làm dịu, phát triển thành hội chứng “lệ thuộc thuốc”. Đột ngột ngừng dùng sẽ bị các “phản ứng nghịch thường” (mê sảng co giật và các triệu chứng nghiêm trọng khác). Liều càng cao càng xảy ra nặng, đặc biệt hay xảy ra với dạng bào chế kéo dài. Trong nhóm thuốc non-benzodiazepin thì zolpidem gây hội chứng “lệ thuộc thuốc” nặng nhất.

Về việc gây trạng thái mộng du: dùng zolpidem dễ bị rơi vào trạng thái mộng du như có thể nhận thức nói chuyện làm các công việc khác lúc ngủ, khi ngủ gật vẫn có thể làm các công việc khác một cách bình thường, đôi khi còn nhận thức được các cuộc nói chuyện phức tạp, đáp ứng một cách khá thích hợp các câu hỏi. Đây là một sự rối loạn vì lời nói thường không lên hệ với thực tại. Khi sa vào trạng thái mộng du thường dễ bị tai nạn.

Do điều này, tại Autralia, tháng 2/2008 trong quy định thực hành điều trị tốt có đưa ra cảnh báo: “Zolpidem có thể kết hợp với một giấc ngủ nguy hiểm tiềm tàng liên quan đến hành vi “ngủ - đi lại ngủ - lái xe” và các hành vi kỳ lạ khác. Khi dùng zolpidem không được uống rượu Cần thận trọng khi dùng chung với các thuốc trầm cảm các thuốc làm trầm suy hệ thần kinh trung ương. Giới hạn dùng tối da dưới 4 tuần với sự giám sát y tế chặt chẽ…”.

Về tác dụng khác lên hệ thần kinh trung ương: so với nhóm benzodiazepin thì zolpidem có mặt nhẹ hơn (như mức gây “lệ thuộc thuốc”) nhưng có mặt lại nguy hiểm hơn (như gây trạng thái mộng du). Ngoài ra, còn ghi nhận được các tác dụng khác như có thể gây suy giảm trí nhớ suy giảm sự phân tích lý luận, thay đổi kiểu suy nghĩ, ảo giác (thính, thị giác) hoảng sợ, mất điều hòa, suy giảm sự phối hợp vận động, mất cân bằng, hay quên, bốc đồng, thoải mái quá mức hoặc khó chịu, xa lánh thoát ly xã hội có những hành vi xung khắc, đối nghịch với người khác. Ở một số người còn ghi nhận được tăng sự thèm ăn, tăng tính dục nhức đầu

Vận dụng thực tế

Zolpidem có thể dùng cho người mất ngủ tạm thời, mất ngủ ngắn hạn (vào giấc sớm, thời gian ngủ ngắn, không gây mệt mỏi lúc thức dậy) có thể dùng từng đợt cho người mất ngủ mạn (2 - 6 tuần), tuy nhiên chưa có thể chỉ định dùng kéo dài liên tục cho đối tượng này.

Zolpidem dung nạp tốt ở người già nhưng lại gây suy giảm trí nhớ nhầm lẫn, mất điều hòa dễ làm cho người già bị té ngã; mặt khác vì thời gian gây ngủ ngắn chưa thích hợp với người già hay bị mất ngủ cuối giấc; nếu chuyển thành dạng bào chế có tác dụng kéo dài thì sau khi dùng về đêm vẫn có thể gây ra sự nôn nao buồn ngủ suy giảm nhận thức trong ngày hôm sau. Do đó cho đến nay, zolpidem vẫn chưa là một thuốc thích hợp cho người cao tuổi. 

Đào Thị Thu Hiền

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:45 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:24 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:44 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:53 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:54 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới