Rau má không lành như mọi người vẫn tưởng đâu bạn nhé!

Chủ nhật, 09:49:15 18/11/2018
Rau má là một loại thảo dược lâu năm, mọc lan trên mặt đất có lá trông giống như những đồng tiền tròn tạo hình quạt.

Rau má là một thứ rau dại ăn được thường mọc ở những nơi ẩm ướt như thung lũng, bờ mương thuộc những vùng nhiệt đới như Việt Nam, Lào, Cambuchia, Indonesia, Malasia, Srilanka, Ấn Độ... Lá có cuống dài mọc ra từ gốc hoặc từ các mấu. Lá hơi tròn, có mép khía tai bèo. Phiến lá có gân dạng lưới hình chân vịt. Hoa mọc ở kẻ lá. Cánh hoa màu đỏ hoặc tía. 

Đã từ lâu rau má được sử dụng với mục đích y học. Tuy nhiên, Học viện Y tế tại Hoa Kỳ và châu Âu gần đây đã đưa ra một mối quan tâm đến loại thảo dược có lợi cho sức khỏe này và kết luận, mặc dù rau má an toàn khi sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ nhưng không nên dùng quá 6 tuần mà không tham khảo ý kiến bác sĩ. Ngoài ra, những người mắc bệnh gan hoặc có tiền sử bị tổn thương da ung thư không nên dùng rau má.

Rau má có thể giúp giảm sưng và cải thiện lưu thông trong cơ thể, nhất là với các bệnh liên quan đến tĩnh mạch như giãn tĩnh mạch và suy tĩnh mạch. Một nghiên cứu được công bố năm 2001 cho biết, bệnh nhân có tăng áp lực tĩnh mạch dùng giả dược hoặc rau má trong khoảng thời gian 4 tuần thì đến tuần cuối cùng thấy giảm đáng kể phù mắt cá chân, sưng đau chuột rút và mỏi ở chân so với giả dược.

Làm lành vết thương

Rau má chứa hóa chất được gọi là triterpenoid, có công dụng tăng tốc độ chữa lành vết thương tăng cường chất chống oxy hóa tại vị trí vết thương, tăng cường da và tăng cung cấp máu cho khu vực bị thương. Một nghiên cứu năm 2006 đã kiểm tra tác động của rau má vào vết thương ở chuột.

Các nghiên cứu cho thấy rằng vết thương được điều trị với nước chiết xuất từ lá rau má có thể chữa lành nhanh hơn đáng kể hơn so với các vết thương không được điều trị bằng chiết xuất này. Mặc dù thử nghiệm trên người chưa được thực hiện đầy đủ nhưng bằng chứng này có thể xác nhận việc sử dụng loại thảo dược rau má như là một thảo dược có tá dụng chữa lành vết thương.

Giảm lo âu

Triterpenoid trong rau má cũng có thể làm giảm sự lo lắng và tăng cường chức năng tâm thần ở một số người. Theo một nghiên cứu, xuất bản trong tạp chí Journal of Clinical Psychopharmacology năm 2000, những người ăn rau má có thể giảm sự giật mình đi rất nhiều. Trong khi những phát hiện này cho thấy rau má có thể có hoạt động chống lo âu ở người, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng hiệu quả điều trị các triệu chứng lo âu vẫn còn chưa rõ ràng.

Các lợi ích khác

Từ hàng ngàn năm nay, các thầy lang đã biết dùng rau má để điều trị các bệnh như bệnh vẩy nến eczema nhiễm trùng hô hấp viêm loét cảm lạnh viêm gan động kinh mệt mỏi sốt hen suyễnbệnh giang mai

Trong y học Trung Quốc, rau má cũng được biết đến là loại thảo dược 'nguồn mạch sự sống' bởi vì nó giúp làm tăng tuổi thọ Mặc dù nghiên cứu khoa học vẫn chưa chứng minh hiệu quả của loại thảo dược này đối với các rối loạn trong cơ thể, nhưng người ta cũng không phủ nhận tác dụng của rau má trong việc điều trị chứng mất ngủ xơ cứng bì ung thư rối loạn tuần hoàn, tăng huyết áp mất trí nhớ liền sẹo và giảm nốt cục trên da.

Tác dụng phụ có thể có khi dùng rau má

- Trong một số trường hợp, rau má làm tăng lượng cholesterol và lượng đường trong máu, vì vậy những người có cholesterol cao và bệnh tiểu đường nên tránh lạm dụng sử dụng rau má quá nhiều.

- Thảo mộc này cũng có thể dẫn đến sảy thai nếu sử dụng trong thời kỳ mang thai Do vậy trẻ em phụ nữ mang thai và đang cho con bú cũng nên tránh dùng loại rau này.

 

- Rau má có thể tương tác với các thuốc gây buồn ngủthuốc chống co giật barbiturat, benzodiazepin thuốc mất ngủ và các thuốc chống trầm cảm Nó cũng có thể làm giảm hiệu quả của insulin và thuốc tiểu đường uống khác, cũng như các thuốc hạ cholesterol

- Rau má cũng có thể làm giảm tác dụng an thần khi dùng với các loại thuốc cảm lạnhho hoặc khi uống rượu

Nguyễn Lương

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:38 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:26 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:45 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:59 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:52 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới