Ớt là gì? Tại sao ớt lại cay?

Thứ sáu, 13:45:07 19/10/2018

Ớt là gì ?

Ớt là một loại quả của các cây thuộc chi Capsicum của họ Cà (Solanaceae) Ớt có nguồn gốc từ châu Mỹ; ngày nay nó được trồng khắp nơi trên thế giới và được sử dụng làm gia vị rauthuốc

Có thể phân ra làm 2 loại ớt chính là ớt ngọt (ớt không cay) và ớt cay, với hàng chục giống khác nhau.

ớt là gìỚt là gì?

Tại sao ớt lại cay ?

Capsaicin là một chất được lấy ra từ ớt, chính chất này tạo ra vị cay khi ăn ớt. Capsaicin hòa tan trong cồn và mỡ, không hòa tan trong nước. Vì thế trong trường hợp ăn bị cay quá, dùng nước chỉ giảm được độ cay phần nào, những thức ăn có sữa sẽ giúp ta nhiều hơn.

Công dụng của ớt?

Ớt không chỉ là một loại gia vị thường xuyên có mặt trong các bữa ăn mà còn có những công dụng trong việc chữa bệnh quả ớt dùng làm gia vị thực phẩm vì chứa nhiều vitamin A vitamin C gấp 5-10 cà chuacà rốt Chất cay trong quả ớt gọi là Capsaicin (C9H14O2) có công dụng trị bệnh được dùng nhiều trong y học.

Theo y học cổ truyền, ớt vị cay, nóng, có tác dụng tán hàn, kiện tỳ, tiêu thực, chỉ thống, thường được dùng chữa đau bụng do lạnh tiêu hóa kém, chữa đau khớp Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, trong ớt có chứa một số hoạt chất như capsicain, chất này bốc hơi ở nhiệt độ cao, gây hắt hơi mạnh.

Công dụng của ớt: cải thiện hệ tiêu hóa giảm cân giảm đau ngăn ngừa tai biến tim mạch, tăng sức đề kháng Đối với những bệnh như: cảm cúm cảm lạnh và những bệnh liên quan đến đường hô hấp thì ớt và các thức ăn cay là “thuốc ngừa” hiệu quả.

Ăn nhiều ớt có tốt không?

Tuy ớt có nhiều công dụng nhưng nếu ăn nhiều ớt quá thì lại có hại. Do đó, người khỏe mạnh cũng chỉ nên ăn ớt ở mức độ vừa phải. Đối với những người đang có bệnh, đang dùng thuốc những người thể trạng yếu phụ nữ có thai và cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ có nên ăn ớt trong trường hợp của mình hay không.

Lương Phương Dung
TAGS: ,

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:45 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:23 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:46 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:57 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:47 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới