Hạt gấc phòng ngừa và điều trị hiệu quả bệnh đau khớp, viêm xoang

Thứ Ba, 13:14:09 11/09/2018
Hạt gấc được gọi là mộc miết tử. Khi chế biến món ăn từ gấc, bạn có thể giữ lại hạt gấc để dùng làm thuốc. Nhân hạt gấc màu vàng, vị đắng, hơi ngọt, tính ôn, hơi độc, vào hai kinh can và đại tràng. Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học và kinh nghiệm dân gian đã chứng minh tác dụng chống viêm, giảm đau của hạt gấc trên thực nghiệm và bào chế cao chiết xuất từ hạt gấc làm kem bôi ngoài da mang lại hiệu quả cao trong điều trị.

Hạt gấc chín, rửa thật sạch, để ráo, sao vàng hạ thổ (nướng trên than củi sao cho hạt gấc thật vàng, đổ ra giấy để nguội). Sau đó, dùng dao tách vỏ, lấy ruột dập đều, ngâm sâm sấp với rượu gạo 35-40 độ. Thời gian ngâm từ 10 ngày trở đi là có thể dùng được. Nhưng nếu ngâm càng lâu thì tác dụng sẽ càng tốt. Rượu gấc được dùng trong những trường hợp sau:

Chữa đau răng chảy máu răng chân răng: hớp 1 ngụm rượu vào miệng, ngậm 30 phút sáng và chiều. Không được nuốt vì hạt gấc có độc.

Chữa đau khớp vết thương sưng tấy do mụn nhọt quai bị tụ máu: dùng một miếng bông gạc tẩm rượu gấc cho ướt rồi đắp lên chỗ đau băng lại. Thời gian đắp thuốc từ 30 - 40 phút.

Chữa viêm xoang: dùng tăm bông chấm vào dung dịch hạt gấc ngâm rượu, bôi lên sống mũi. Chờ 2 phút cho thuốc ngấm thì xì hết mủ đặc trong xoang mũi thuốc có tác dụng rất nhanh, chỉ cần 2 phút là có thể cảm nhận thấy cơn đau xoang mũi thuyên giảm rõ rệt.

Chữa sưng vú: dùng rượu gấc bôi đi bôi lại liên tục, cứ khô lại bôi lại cũng rất mau khỏi, chẳng kém gì loại thuốc đắt tiền nào.

Chữa trĩ, lòi dom: dùng hạt gấc giã nát trộn với giấm ăn, gói bằng vải đắp vào hậu môn. Sau 1 liệu trình 6-8 giờ thay thuốc 1 lần.

Hạt gấc có công dụng chẳng khác gì mật gấu Trong chiến dịch kêu gọi con người không giết gấu lấy mật, các nhà khoa học kêu gọi người dân có thể thay thế mật gấu bằng hạt gấc. Những ứng dụng của mật gấu thì hạt gấc đều có thể dùng thay thế được có tác dụng tốt gần như mật gấu vừa đơn giản, dễ làm mà hiệu quả.

Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng hạt gấc hoặc dầu gấc để bôi ngoài da (không bôi lên vết thương hở), không nên dùng đường uống khi chưa có sự tư vấn của thầy thuốc đề phòng ngộ độc.

Tạ Thị Dung

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:40 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:23 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:47 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:32:02 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:48 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới