Điểm danh những loại trái cây bạn nên ăn cả vỏ lẫn thịt

Thứ sáu, 14:45:10 16/11/2018
Khi ăn một số loại hoa quả, mọi người thường có thói quen gọt bỏ vỏ để tránh những độc tố từ bên ngoài nhưng nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, có một số loại vỏ quả nếu bỏ đi sẽ rất lãng phí vì chúng có lợi cho sức khoẻ của bạn.

Vỏ táo chống lão hóa 

Vỏ táo có hàm lượng chất xơ rất phong phú, hỗ trợ tiêu hóa Gần một nửa vitamin C trong quả táo là nằm ở vỏ táo. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy chất chống oxy hóa trong vỏ táo nhiều hơn thịt táo, thậm chí còn nhiều hơn so với một số loại trái cây khác. Đã có nhiều nhà sản xuất lấy vỏ táo để làm nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng. Vì vậy hãy rửa sạch quả táo và ăn cả vỏ để chống lão hoá.



Vỏ lê làm sạch tim và phổi 

Vỏ lê là một trong những loại thuốc giúp sạch tim phổi, giảm nóng được dùng trong Đông y. Vỏ lê rửa sạch thái nhỏ, cho thêm chút đường tinh có thể trị được viêm họng Ngoài ra khi làm món sa-lát dưa, bạn có thể cho thêm ít vỏ lê sẽ khiến món dưa giòn hơn và thơm ngon hơn. 

Vỏ nho giảm mỡ trong máu

Vỏ nho có chứa nhiều chất resveratrol hơn thịt nho và hạt nho, có thể giảm mỡ trong máu chống huyết khối, chống bệnh về động mạch tăng cường hệ miễn dịch Đặc biệt là chất flavonoids trong vỏ nho tím có công hiệu giảm huyết áp Vỏ nho còn chứa nhiều vitamin sắt… Đã có những nghiên cứu ứng dụng vỏ nho trong chế biến thực phẩm dùng để điều trị lượng cholesterol quá cao, tiểu đường…

Bạn chỉ cần chịu khó rửa sạch rồi ngâm nho trong nước muối 15 phút là có thể ăn cả vỏ mà không phải lo ngại nhiều.

Vỏ quýt trị ho

Vỏ quýt (phần cùi trắng) chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C, carotene protein có thể tạo ra nhiều hương vị thơm ngon, khử mùi tanh khi ăn cá hải sản. Vỏ quýt có vị thơm, còn có thể điều trị chứng đầy bụng ho đờm Khi nấu nước dùng có thể cho vài lát vỏ quýt để tăng thêm mùi vị và bớt béo.

Vỏ dưa hấu giảm nhiệt cơ thể 

Cùi dưa hấu (phần màu trắng) có chứa lượng đường chất khoáng vitamin phong phú, có tác dụng giải nhiệt, hạ nóng bài trừ mệt mỏi giảm huyết áp rất tốt. Có thể làm món nộm, nấu canh trong những ngày nắng nóng hoặc giảm sốt..

Vỏ dưa gang lợi tiểu giảm sưng phù

Vỏ dưa gang rất giàu vitamin và khoáng chất Nó có tác dụng lợi tiểu, giảm sưng phù, tốt cho cả người bị tiểu đường Vì vậy khi ăn dưa gang nên để cả vỏ.

Vỏ cà chua chống ung thư

Nhiều người hay gọt vỏ cà chua bỏ đi khi ăn, điều này rất phản khoa học vì chất lycopene trong vỏ cà chua có tác dụng chống oxy hóa mạnh, có thể phòng ngăn ngừa bệnh tim mạch, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, phòng chống ung thư  

Vỏ dưa leo lợi tiểu, giảm sưng phù

Khi ăn dưa leo, bạn không nên gọt bỏ lớp vỏ mỏng bên ngoài vì chúng có chứa nhiều silica, chất hóa học có tác dụng tạo collagen giữ cho da luôn tươi trẻ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng lớp vỏ bên ngoài càng sậm màu thì lượng chất chống oxy hóa càng nhiều. Ngoài ra, chúng còn cung cấp thêm chất xơ hòa tan kalivitamin K. Vậy nên, bạn chỉ cần rửa chúng thật sạch, ngâm nước muối rồi ăn ngay mà không cần phải gọt vỏ.

Vỏ chuối giúp chống trầm cảm

Lớp vỏ bên ngoài của quả chuối mang lại rất nhiều lợi ích. Chúng có chứa các vitamin B6, B12, magiê và kali. Lớp vỏ này còn chứa nhiều chất xơ hơn so với phần thịt bên trong nên sẽ có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa. Hàm lượng tryptophan, serotonin trong vỏ chuối giúp cải thiện tinh thần mang lại tâm trạng vui vẻ, giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm  

Bạn có thể ăn cả vỏ chuối sống đã được rửa sạch, hoặc đun sôi chúng trong vài phút rồi xay nhuyễn thành món sinh tố chung với những loại trái cây yêu thích khác.

Vỏ xoài hỗ trợ chống ung thư, tiểu đường

Lớp vỏ ngoài của xoài có công dụng như chất resveratrol, giúp đốt cháy và ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào chất béo. Ngoài ra, hàm lượng lớn carotenoid polyphenol quercetin, omega-3, omega-6 và các axit béo trong vỏ xoài giúp phòng chống ung thư tiểu đườngbệnh tim

Vỏ kiwi ngăn ngừa nhiễm khuẩn

Lớp vỏ lông của kiwi có chứa rất nhiều flavonioids, chất chống oxy hóa và vitamin C cùng hàm lượng chất xơ cao gấp đôi phần thịt bên trong. Những chất này cũng có tác dụng ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn do Staphylococcus và E.coli gây ra. 

Nguyễn Tuyết Anh

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:39 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:22 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:39 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:54 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:48 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới