Nguyên nhân ung thư bàng quang, điều trị và cách phòng ngừa

Thứ sáu, 17:49:08 26/10/2018
Nguyên nhân ung thư bàng quang? Các yếu tố gây kích thích và viêm nhiễm bàng quang lâu ngày (sỏi bàng quang, ống thông bàng quang), yếu tố di truyền (không rõ ràng), tuy nhiên có báo cáo về nguy cơ cao trong gia đình có người bị UTBQ.

Nguyên nhân ung thư bàng quang

Nguyên nhân

Các yếu tố nguy cơ gây UTBQ thường được nêu là: các bệnh nghề nghiệp (hoá chất nhuộm cao su dầu khí thuộc da) các tác nhân gây ung thư bao gồm: Benzidine beta-naphthylamine 40 amnodipheny; Hút thuốc lá có mối liên quan giữa thời gian và số lượng hút thuốc lá với tăng tỉ lệ mắc UTBQ; Bệnh sán máng Schistosomia haemato-bium, gây viêm nhiễm ở bàng quang do trứng của chúng; Các yếu tố gây kích thích và viêm nhiễm bàng quang lâu ngày (sỏi bàng quang, ống thông bàng quang); Yếu tố di truyền (không rõ ràng), tuy nhiên có báo cáo về nguy cơ cao trong gia đình có người bị UTBQ.

Nguyên nhân ung thư bàng quang

Nguyên nhân ung thư bàng quang rất đa dạng

Chẩn đoán có khó?

Lâm sàng: Đái ra máu; đái nhiều lần, đái khó, có triệu chứng tắc nghẽn đường tiết niệu triệu chứng di căn, toàn thân gầy sút, sốt.

Các phương pháp cận lâm sàng: nội soi và sinh thiết. Nội soi bàng quang là biện pháp quan trọng nhất để chẩn đoán ung thư bàng quang. Các trường hợp u lan rộng, nhiều u hoặc u to có nguy cơ xâm lấn sâu cần được nội soi ổ bụng lấy mẫu hạch chậu bịt hai bên và hạch chủ bụng để giúp chẩn đoán giai đoạn bệnh và lập kế hoạch điều trị.

Chẩn đoán hình ảnh: Siêu âm (thực hiện qua siêu âm bụng hoặc siêu âm nội soi để phát hiện u), chụp UIV (ngoài việc đánh giá bàng quang còn giúp đánh giá thận niệu quản, ngày nay UIV ít được chỉ định vì có siêu âm và CT thay thế), chụp CT hoặc MRI (cho phép đánh giá khối u mức xâm lấn ung thư tình trạng hạch tiểu khung).

Để chẩn đoán UTBQ cần kết hợp nhiều phương pháp: hỏi kỹ bệnh sử, thăm khám lâm sàng, phối hợp với các phương pháp cận lâm sàng để có chẩn đoán chính xác, tránh bỏ sót những trường hợp sớm và có thái độ xử trí thích hợp ngay từ đầu, để góp phần quan trọng cải thiện kết quả điều trị.

Chẩn đoán phân biệt

Viêm bàng quang: Có thể gây đái máu, đái buốt, đái rắt, hội chứng nhiễm khuẩn Thử nước tiểu có hồng cầu bạch cầu và soi bàng quang thấy hình ảnh viêm không có u.

Lao bàng quang hoặc lao đường tiết niệu: Làm xét nghiệm BK trong nước tiểu. Chụp phim UIV có thể thấy  loét lao đài thận, soi bàng quang không thấy u, thấy hình ảnh viêm lao, dung tích bàng quang bé; Sỏi bàng quang; U xơ tiền liệt  tuyến; ung thư thận hay niệu quản.

Điều trị và phòng ngừa như thế nào?

Điều trị: Chỉ định và kế hoạch điều trị ung thư bàng quang tuỳ thuộc vào giai đoạn của UTBQ. Cắt u nội soi qua niệu đạo kết hợp với hoá trị liệu hay miễn dịch trị liệu đạt hiệu quả với UTBQ nông. Đối với UTBQ xâm lấn, cắt bàng quang kết hợp với hoá chất toàn thân hay xạ trị là cần thiết.

Điều trị u giai đoạn 0: BCG, Mitomycin hoặc Thiotepa nội bàng quang; Cắt, đốt u qua nội soi, và điều trị bổ trợ bằng BCG, Mitomycin hoặc Thiotepa nội bàng quang

Điều trị u giai đoạn I: Cắt u qua nội soi kết hợp với BCG, Mitomycin hoặc Thiotepa nội bàng quang; U G3-4 lan rộng: cắt bàng quang bán phần kết hợp với BCG, Mitomycin hoặc Thiotepa nội bàng quang.

Điều trị u giai đoạn II, III (T2, T3a, u nhỏ): Phẫu thuật cắt bàng quang bán phần đảm bảo diện cắt 2cm, hoặc toàn bộ bàng quang tùy theo vị trí u, kết hợp vét hạch chậu bịt hai bên.

Tất cả các trường hợp này đều cần hoá trị liệu bổ trợ sau mổ. Một số ca chọn lọc, u lớn lan rộng có thể cân nhắc hoá trị liệu tân bổ trợ trước mổ.

Nguyên nhân ung thư bàng quang

Hiện nay không có một biện pháp hữu hiệu nào có thể phòng chống được UTBQ

Điều trị u giai đoạn IV: Chưa ứ nước thận xạ trị đơn thuần, tổng liều 55 - 65 Gy trải liều 5 ngày trong 1 tuần, mỗi ngày 200-250 Rad. Một số trường hợp chọn lọc có thể cân nhắc hoá xạ trị đồng thời; Có ứ nước thận, phẫu thuật đưa niệu quản ra da, hoặc dẫn lưu thận, kết hợp chăm sóc và điều trị triệu chứng.

UTBQ có thể tái phát 52-73% từ 3-15 năm  sau. Do đó cần có chế độ theo dõi bệnh nhân  suốt đời, 6-12 tháng/lần kiểm tra bằng lâm sàng, thử nước tiểu và siêu âm hoặc soi bàng quang. Nếu thấy bắt đầu tái phát, thì điều trị tiếp ngay.

Phòng ngừa

Hiện nay không có một biện pháp hữu hiệu nào có thể phòng chống được UTBQ. Cách tốt nhất là tránh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ: Không hút thuốc lá bỏ thuốc lá; Khi làm việc trong các ngành công nghiệp mà phải tiếp xúc với hóa chất gây ung thư bàng quang phải có bảo hộ lao động an toàn; Uống nhiều nước; chế độ ăn nhiều rau quả có thể phòng chống ung thư bàng quang

Trịnh Thị Thúy

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:39 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:19 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:41 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:53 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:47 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới