Kinh nghiệm khám thai tại bệnh viện cho các bà bầu tham khảo

Thứ bảy, 20:42:08 27/10/2018
Kham thai định kỳ là việc làm vô cùng cần thiết khi mang thai. Khám thai sẽ giúp phát hiện sớm các biểu hiện bất thường của thai kỳ để khắc phục kịp thời.

1. Khi nào nên đi khám thai?

Lần khám thai đầu tiên được thực hiện khi bạn phát hiện mình mang thai hoặc nghi ngờ có thai Thời điểm lý tưởng nhất cho lần đầu tiên khám thai là khi thai được khoảng 6 tuần tuổi tức là khoảng 1 tháng sau khi trễ kinh Lần khám thai đầu tiên rất quan trọng bởi nó sẽ giúp bạn biết được bào thai đã vào tử cung chưa, có tim thai hay không. Để tránh tình trạng khám thai muộn do không phát hiện mang thai bạn nên thường xuyên theo dõi các dấu hiệu có thai của cơ thể và thử thai sau khi trễ kinh khoảng 2 tuần.

Sau lần khám thai đầu tiên bạn sẽ được hẹn tái khám khi được khoảng 12 – 14 tuần Với một thai kỳ bình thường bạn sẽ khám thai ít nhất 7 – 10 lần.

2. Những thời điểm cần đi khám thai

Tuần thai thứ 6 - 7: Đây là thời gian lý tưởng cho lần khám thai đầu tiên Trong lần khám này kết quả siêu âm sẽ cho biết chính xác bạn có mang thai không thai nhi đã vào tử cung chưa, có nghe được tim thai hay không. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ tính được tuổi thai và xác định ngày sinh dự kiến cho bạn. Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp khám phụ khoa luôn để nếu bị viêm nhiễm hay bất thường sẽ kịp điều trị sớm.

Tuần thai thứ 11 – 12: Lần khám thai thứ 2 hợp lý nhất là vào khoảng 11 – 12 tuần. Đây là lần khám thai mà mẹ không thể bỏ qua. Thông thường, chị em sẽ được siêu âm 4D ở lần khám này. Kết quả siêu âm sẽ giúp xác định rõ tình trạng phát triển của thai nhi trọng lượng của em bé. Điều quan trọng nhất là khoảng thời gian này, bác sĩ sẽ đo được độ mờ da gáy để biết thai nhi có bị down hay không. Nếu bạn đi khám muộn, sang đến tuần thứ 13 thì kết quả sẽ không còn chính xác nữa. Lần khám thai này cũng có thể cho bạn biết giới tính của thai nhi nhưng kết quả có thể chưa chính xác hoàn toàn.

Tuần thai thứ 15 – 17: Đến lần khám thai thứ 3 này, bạn sẽ được làm kiểm tra Triple Test để xác định nguy cơ trẻ mắc bệnh down dị tật ống thần kinh… Bên cạnh đó, bạn cũng được làm các xét nghiệm khác để xác định dị tật thai nhi tình trạng phát triển và trọng lượng của em bé.

Tuần thai thứ 22 – 24: Đến giai đoạn này giới tính của thai nhi đã có thể được phát hiện chính xác. Lần khám thai này, việc siêu âm nhằm xác định các dị tật bẩm sinh của em bé, chủ yếu là về tim và xương. Ngoài ra, bạn sẽ được thông báo về sự phát triển của thai nhi và được chỉ định bổ sung dinh dưỡng nếu cần thiết.

Vào tuần thứ 26: Lần khám thai thứ 5 chủ yếu để kiểm tra tình trạng sức khỏe bà bầusự phát triển của thai nhi xem có gì bất thường không. Thời điểm này, bạn có thể đi tiêm phòng uốn ván mũi đầu tiên theo chỉ định của bác sĩ.

Tuần thai thứ 30 – 32: Bạn đã bước vào giai đoạn cuối của thai kỳ Lúc này việc khám thai rất cần thiết. Bạn sẽ được siêu âm và kiểm tra lần cuối trước khi chuẩn bị sinh con Ngoài ra, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn xét nghiệm nước tiểu và tiêm ngừa uốn ván mũi thứ hai.

Từ tuần thai thứ 36: Đây là giai đoạn rất gần với ngày sinh con. Bạn sẽ được làm các kiểm tra tổng thể để sẵn sàng cho việc chuyển dạ Lúc này, bạn nên hoàn thiện hồ sơ đăng ký sinh con tại bệnh viện để có thể tới sinh con bất cứ lúc nào.

Từ tuần này trở đi, bạn sẽ phải đi khám thai thường xuyên hơn, mỗi tuần 1 lần cho tới khi sinh để đảm bảo sức khỏe tình trạng nước ối…

3. Thủ tục khi khám thai tại bệnh viện

Nếu khám dịch vụ:

- Lấy số và mua sổ khám nếu là khám thai lần đầu, từ lần sau bạn chỉ việc mang theo quyển sổ khám này đi để bác sĩ tiện theo dõi.

- Thanh toán chi phí khám thai dịch vụ tại quầy thanh toán của bệnh viện Hiện nay, theo bảng giá của các bệnh viện chi phí khám thai và đo tim thai bằng Doppler thông thường là khoảng 150 nghìn đồng/ 1 lượt.

- Sau khi thanh toán, bạn cầm sổ khám cùng hóa đơn vào phòng khám và đợi đến số của mình thì vào khám thai.

- Khi khám xong, bác sĩ có thể đề nghị bạn làm siêu âm hoặc xét nghiệm. Lúc này, bạn sẽ cầm phiếu khám đi thanh toán chi phí siêu âm hoặc xét nghiệm tại quầy thanh toán. Phí siêu âm 2D là khoảng 150 nghìn đồng/lượt; siêu âm 3D, 4D là khoảng 300 nghìn đồng/ lượt. Xét nghiệm cơ bản sản khoa khoảng 50 nghìn đồng/ lượt (theo bảng giá hiện hành của bệnh viện phụ sản Hà Nội).

- Tiếp đó, bạn mang theo số khám và hóa đơn đã thanh toán đi làm các xét nghiệm và siêu âm. Theo kinh nghiệm của các bà bầu nếu bạn phải thử máu thì nên thử máu trước khi siêu âm. Bởi sau thử máu bạn cần phải chờ một khoảng thời gian mới lấy được kết quả.

- Cuối cùng, bạn mang kết quả xét nghiệm, siêu âm quay trở lại phòng khám thai ban đầu. Căn cứ vào các kết quả này, cùng việc khám và đo tim thai ban đầu, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận cuối cùng và các lời khuyên cần thiết cho bạn.

Quy trình khám thai theo bảo hiểm y tế:

Nếu bạn khám thai theo chế độ bảo hiểm y tế, thì chi phí sẽ giảm rất nhiều, bởi bảo hiểm sẽ thanh toán tới 80% chi phí. Tuy nhiên, khám bảo hiểm y tế bạn sẽ phải chờ nhiều thời gian hơn, do số lượng người khám rất đông. Quy trình khám thai tương tự như khám dịch vụ, nhưng bạn sẽ cần thêm một số thủ tục.

- Trước khi đi, bạn cần photo chứng minh thư và bảo hiểm y tế.

- Lấy số và mua sổ khám nếu khám thai lần đầu. Khi lấy số bạn nhớ nói rằng mình khám chế độ bảo hiểm y tế nhé.

- Mang theo sổ khám và giấy tờ photo tới phòng khám, đợi đến số thì vào khám.

- Nếu bác sĩ chỉ định siêu âm hay xét nghiệm thì bạn mang theo phiếu khám ra thanh toán chi phí sau đó mang hóa đơn, giấy tờ photo tới phòng siêu âm hoặc xét nghiệm theo yêu cầu của bác sĩ.

- Tiếp đó, bạn mang kết quả siêu âm, xét nghiệm tới phòng khám thai đầu tiên để bác sĩ kết luận. Lúc này bạn có thể được kê đơn một số loại thuốc bổ có trong danh mục bảo hiểm. Tuy nhiên, để đợi lấy thuốc thường rất mất thời gian nên nếu có điều kiện, bạn có thể xin bác sĩ kê đơn thuốc để tự mua, sẽ được các loại thuốc tốt hơn.

- Sau cùng, bạn đừng quên xin giấy nghỉ phép để được hưởng chế độ thai sản của bảo hiểm xã hội nhé.

Một lưu ý quan trọng với các mẹ đi khám thai theo chế độ bảo hiểm y tế: Nếu bảo hiểm y tế của bạn đăng ký tại bệnh viện không có khoa sản, thì bạn cần chuyển viện theo đúng tuyến để được bảo hiểm thanh toán 80% chi phí khám thai và sinh con. Nếu bạn dùng bảo hiểm trái tuyến sẽ chỉ được bảo hiểm chi trả 30% thôi nhé. Thủ tục chuyển viện hiện nay đã được giản lược rất nhiều, bạn chỉ cần photo chứng minh thư, thẻ bảo hiểm y tế và làm thủ tục tại bệnh viện mà bạn đăng ký bảo hiểm.

4. Chuẩn bị trước khi đi khám thai

Để việc khám thai diễn ra thuận lợi, bạn cần có sự chuẩn bị chu đáo trước khi đi khám.

- Nắm rõ về tình trạng bản thận như tiền sử bệnh tật, các loại thuốc mà bạn đang và đang uống gia đình có ai mắc bệnh hiểm nghèo không… để sẵn sàng trả lời khi bác sĩ hỏi. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho việc chẩn đoán của bác sĩ.

- Chuẩn bị sẵn tất cả những câu hỏi và thắc mắc mà bạn muốn hỏi bác sĩ. Vì số lượng bệnh nhân rất đông, nên nếu bạn không chuẩn bị trước thì sẽ không có thời gian để bạn nghĩ câu hỏi khi ngồi khám đâu nhé.

- Bạn cũng có thể nhờ bác sĩ tư vấn về chế độ dinh dưỡng những khó khăn mà bạn gặp phải khi mang thai…

- Hầu hết các lần khám thai sẽ cần phải siêu âm, do đó bạn nên uống nhiều nước trước khi đi khám để hình ảnh siêu âm rõ ràng hơn nhé.

Hoàng Thu Thảo

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:44 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:24 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:43 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:59 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:51 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới