Thai giáo bằng khứu giác cho thai nhi như thế nào?

Thứ bảy, 16:11:11 12/01/2019
Ngoài thính giác thì mẹ cũng có thể giúp con phát triến các giác quan khác ngay từ trong bụng bằng khứu giác.

Sự phát triển khứu giác của thai nhi

Thực hành thai giáo cho bé từ khi còn nằm trong bụng mẹ là rất quan trọng. Tiến trình này tác động một cách tích cực và lâu dài của cha mẹ nhằm tối ưu hóa sự phát triển thể chất và trí tuệ của thai nhi

Mũi của thai nhi bắt đầu hình thành vào khoảng tuần thứ 11 đến tuần thứ 15. Thông thường, để ngửi cần có không khí và hơi thở, do đó, hầu hết chúng ta đều cho rằng bào thai sống trong môi trường nước ối sẽ không cảm nhận được mùi. Tuy nhiên, trong thực tế, nước ối không chỉ bao bọc xung quanh thai nhi mà còn có cả trong khoang miệng khoang mũi của bé, nhớ đó mà bé sẽ ‘ngửi’ và ‘nếm’ được mùi vị của nước ối. Đó là lý do vì sao trẻ sơ sinh đã biết đánh hơi tìm ti mẹ ngay khi vừa chào đời.

Nói cách khác, những gì mẹ ngửi thấy khi mang thai bé cũng sẽ cảm nhận được, dĩ nhiên ở mức độ thấp hơn nhiều lần. Khảo sát trường hợp những đứa trẻ sinh non người ta nhận thấy chúng đã có phản ứng với mùi bạc hà ở tuần lễ thứ 29 trong bụng mẹ. Quan sát những đứa trẻ sinh ra từ những bà mẹ Ấn Độ thường xuyên ăn món cà ri thì trẻ cũng sẽ quen với mùi vị cà ri khi chào đời.

Thai giáo bằng khướu giác

Thai giáo bằng khướu giác

Bước sang tuần lễ thứ 36 thai nhi đã có đáp ứng hoàn toàn với mùi. Thời điểm này, khi mẹ ngửi mùi hăng, nồng thì thai nhi sẽ lấy tay che mặt lại, mẹ ngửi hương hoa dễ chịu đứa bé nằm yên để cảm nhận mùi hương. Lời khuyên cho các thai phụ nên đặt trong nhà, nơi làm việc những loại hoa tỏa hương thơm nhẹ nhàng, tạo cảm giác thư giãn và tâm trạng phấn chấn. Điều này sẽ rất tốt cho thai nhi.

Dựa trên quá trình phát triển khứu giác của bào thai, mẹ hoàn toàn có thể thực hành thai giáo bằng mùi hương đấy nhé.

Thai giáo bằng khướu giác như thế nào?

Dù là phương pháp thai giáo nào vẫn có một nguyên tắc chung cần nhớ, đó là chỉ khi mẹ có cảm giác thư giãn, thoải mái và vui vẻ thì phương pháp đó mới có ích cho thai nhi. Thai giáo bằng khứu giác cũng không ngoại lệ.

Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể sẽ khiến mẹ trở nên nhạy cảm hơn với mùi, vì thế, rất có khả năng các sản phẩm nước hoa lăn khử mùi sữa tắm,… với mùi hương yêu thích của mẹ có thể bỗng nhiên khiến mẹ khó chịu, thậm chí là dị ứng Nếu mẹ có phản ứng buồn nôn đau đầu dễ kích động,… khi tiếp xúc với bất cứ loại mùi nào, mẹ cần ngưng sử dụng ngay, ít nhất cho tới sau khi sinh bé. Thay vào đó, mẹ có thể tìm đến các sản phẩm có mùi dịu nhẹ hơn và chiết xuất từ thiên nhiên, chẳng hạn như tinh dầu thơm

Một số loại tinh dầu thơm tốt cho phụ nữ mang thai

- tinh dầu bưởi: giảm rụng tóc giúp tóc mọc nhanh và mượt mà. Đây quả là sự lựa chọn lý tưởng cho những chị em gặp phải tình trạng rụng tóc nhiều khi mang thai Không chỉ dùng được trong lúc mang thai mà chị em còn có thể tiếp tục sử dụng tinh dầu bưởi sau khi sinh để tóc sớm khỏe đẹp trở lại. Bên cạnh đó, tinh dầu bưởi còn có tác dụng lợi tiểu và chống trầm cảm

- Tinh dầu oải hương: giúp giảm stress thư giãn tinh thần cải thiện chứng mất ngủ rất thường gặp ở mẹ bầu, ngoài ra còn chống đau đầuchuột rút Nếu bạn có dấu hiệu của tình trạng trầm cảm khi mang thai sao không thử dùng tinh dầu oải hương để xoa dịu hệ thần kinh

- Tinh dầu khuynh diệp: còn gọi lại là tinh dầu bạch đàn là một giải pháp an toàn và hiệu quả cho phụ nữ mang thai để tăng cường hoạt động của hệ hô hấp trong các trường hợp cảm lạnh viêm xoang viêm phế quản hen suyễn nhờ khả năng tiêu diệt vi khuẩn virus, chống sung huyết và chống viêm.

- Tinh dầu hoa cúc: Giúp khử trùng giảm đau giảm sự co thắt, kháng viêm. Loại tinh dầu này còn giúp xoa dịu các chứng đau cơ đau đầu đau răng và chứng khó tiêu

- Trà xanh: Có tác dụng khử trùng sát khuẩn, chống virus tẩy uế và trị liệu nấm da.

- Quýt: Khử trùng, tạo sự sảng khoái, thư giãn, xoa dịu chân và mát-xa mắt cá chân.

- Tinh dầu có tác dụng tốt là thế nhưng phụ nữ mang thai cũng cần thận trọng khi sử dụng vì có thể gây ra những kích ứng không mong muốn, đặc biệt với những chị em có tiền sử dị ứng Tinh dầu cũng cần được pha loãng với tỷ lệ phù hợp trước khi sử dụng.

Tốt nhất, trước khi có ý định sử dụng một loại tinh dầu nào đó, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, đặc biệt là ở giai đoạn 3 tháng đầu khi bào thai đang hình thành và rất nhạy cảm với các tác nhân môi trường. Ngoài ra thai phụ không nên dùng tinh dầu húng quế tuyết tùng, quế, đinh hương bạc hà hoa nhài…

Hoàng Thu Thảo

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:43 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:27 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:41 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:32:01 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:46 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới