Đồ chơi Trung Quốc và nguy cơ tiềm ẩn với sức khỏe

Thứ Hai, 16:23:03 23/07/2018
Phthalate và chì làm rối loạn hoóc-môn sinh dục, thiếu máu, tổn thương đường tiêu hóa, não, hệ thần kinh…

Đồ chơi Trung Quốc chứa nhiều hóa chất độc hại vượt quá mức cho phép khiến nhiều cha mẹ tỏ ra khá lo lắng. Thực tế, mối quan tâm lo ngại về vấn đề này không phải là không có căn cứ và cơ sở khoa học. Kết quả kiểm nghiệm gần đây của Chi cục quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa miền Nam, Trung tâm tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3, Tổng Cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng đối với các sản phẩm đồ chơi có xuất xứ từ Trung Quốc như bóng hơi, búp bê đầu quả, thú nhún… cho thấy hàm lượng chất Phthalate có nồng độ rất cao, thậm chí quá tiêu chuẩn cho phép hàng trăm lần.

Mối nguy từ Phthalate

Phathalate là một nhóm các hợp chất hóa học được sử dụng để làm tăng tính mềm dẻo của các sản phẩm nhựa, tăng khả năng chịu đựng va đập và hạn chế sản phẩm bị vỡ. Phthalate được sử dụng khá rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau như nhựa, công nghiệp dược phẩm thiết bị y tế, sản phẩm chăm sóc cá nhân…

Nhiều nghiên cứu cho thấy Phathalate ảnh hưởng rõ ràng trên động vật thực nghiệm (chủ yếu là thực nghiệm trên chuột) như làm rối loạn hoóc-môn sinh dục, làm xuất hiện các triệu chứng phát dục sớm, tổn thương gan cơ quan sinh dục, sinh sản, rối loạn chức năng của các tuyến nội tiết nguy cơ gây ung thư… trẻ em là đối tượng dễ có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi các hóa chất độc hại do thường có thói quen đưa các vật lạ như đồ chơi vào miệng để khám phá.

Ở các nước phát triển như Mỹ, một số nơi như San Francisco, California… đã cấm sử dụng Phthalate cho các sản phẩm dành cho trẻ em ngay từ năm 2006. Một số nước trong cộng đồng châu Âu cũng đã cấm sử dụng chất này và kiên quyết loại bỏ các sản phẩm, đồ chơi dành cho trẻ em có chứa Phthalates. Đây thực sự là một hành động hết sức cần thiết trong việc bảo vệ trẻ em tránh khỏi tác hại của hóa chất độc hại.

Nguy cơ nhiễm độc chì

Không chỉ Phthalate, trong các sản phẩm đồ chơi Trung Quốc còn có thể gây nguy cơ nhiễm độc kim loại nặng, đặc biệt là nhiễm độc chì.

Nhiễm độc chì ở trẻ em do sử dụng đồ chơi hoặc các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc không phải là vấn đề mới mẻ mà thực sự nó là một vấn đề nổi cộm lên ở Mỹ vào những năm 2007, 2008. Ngay cả ở Trung Quốc thì số lượng trẻ em bị nhiễm độc chì cũng là con số không nhỏ. Một số công ty ở Mỹ như Mattel đã hủy bỏ 1,5 triệu đồ chơi sử dụng sơn có chì trên bề mặt sản phẩm. Đáng chú ý là, 75% trong số đó có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Thông báo cho thấy kính chống nắng nhập khẩu từ Trung Quốc có chứa chì. Mỗi năm ở Mỹ trung bình có khoảng 310.000 trẻ em từ 1 đến 5 tuổi có lượng chì máu cao hơn giới hạn cho phép (dưới 10 µg/dL).

Chì thường có trong các sản phẩm đồ chơi có màu sơn sặc sỡ, chi phí trong sơn các sản phẩm bằng loại sơn có chứa chì rẻ hơn so với sơn không chì, đây cũng là một lý do vì lợi nhuận mà các nhà sản xuất đồ chơi thường cố tình bỏ qua. Ngay tại Mỹ thì từ năm 1978, người ta đã không còn sử dụng sơn có chì để tránh nguy cơ nhiễm độc cho trẻ em. Ngày nay, việc sử dụng sơn có chì vẫn còn thực hiện ở các nước đang phát triển vì ưu điểm là chi phí thấp.

Chì xâm nhập vào cơ thể gây nên tổn thương cho nhiều cơ quan, gây thiếu máu tổn thương đường tiêu hóa não hệ thần kinh Trẻ em dễ bị nhiễm độc chì do có những thói quen ngậm hoặc mút tay, cầm nắm đồ chơi, rồi lại đưa tay vào miệng.

Trẻ bị nhiễm độc chì mạn tính thường có biểu hiện: thiếu máu chậm tăng cân phát triển hệ cơ xương, phối hợp vận động thiếu chính xác, chậm phát triển ngôn ngữ và vận động, dễ kích thích và khó tập trung nhức đầu mệt mỏi ăn mất ngon, da xanh tái táo bón buồn nôn có vị tanh kim loại ở miệng, có thể có triệu chứng đau cơ đau khớp đau bụng…

Nếu nghi ngờ cháu nhỏ có triệu chứng của nhiễm độc chì cha mẹ cần đưa con đi khám để được chẩn đoán và điều trị. Các bậc cha mẹ cần hết sức cẩn thận với những đồ chơi nhìn màu sắc sặc sỡ, bắt mắt nhưng có nguồn gốc từ Trung Quốc. Chú ý rửa tay cho con sau khi chơi và trước khi ăn.

Phạm Trung Hiếu

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:40 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:21 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:44 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:32:01 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:52 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới