ok:Dị tật tai nhỏ và các phương pháp tạo hình vành tai mới

Chủ nhật, 11:08:06 02/12/2018
Dị tật tai nhỏ bẩm sinh là khiếm khuyết trong hình thành vành tai, ống tai ngoài và tai giữa, gây ảnh hưởng đến thính giác và thẩm mỹ.

Hình dạng tai ngoài tùy thuộc vào mức độ trầm trọng của dị tật, có kèm theo hay không với sự kém phát triển khung sọ mặt. Dị tật này cũng bị ảnh hưởng đến phát triển tâm lý của trẻ (mặc cảm), gặp khó khăn trong giao tiếp xã hội và trong sinh hoạt hàng ngày (mang kính, khẩu trang…).

Phẫu thuật chỉnh sửa vành tai

Phẫu thuật chỉnh sửa vành tai

Phân loại tai nhỏ

Dị dạng tai nhỏ có nhiều mức độ khác nhau từ dị dạng từng phần đến dị dạng phức tạp và thậm chí không vành tai. Theo Marx, có 4 độ:

Độ I: tai hơi nhỏ nhưng có thể phân biệt được các phần của tai. 

Độ II: nhỏ hơn 1/2 hoặc 2/3 so với tai lành, cấu trúc tai bất thường nhưng cũng còn phân biệt được các phần của tai.

Độ III: biến dạng tai nặng hình hạt đậu.

Độ IV: không có tai.

Các phương pháp tạo hình vành tai

Vành tai giả: vành tai được tạo hình hoàn toàn bằng silicon và gắn vào bên tai bằng keo dán hoặc bằng kỹ thuật cấy ghép. Khuyết điểm: vành tai không có cảm giác; giá thành tai giả cao (2.000 - 7.000 USD), dễ phai màu nên sau 2 - 5 năm phải thay lại cái mới khác.

Khung vành tai nhân tạo: sử dụng chất liệu nhân tạo thay thế khung sụn vành tai, được bao lại bằng vạt cân-cơ thái dương và ngoài cùng phủ mảnh da ghép.

Khuyết điểm: nguy cơ nhiễm trùng cao, bị thải ghép (mặc dù tỉ lệ thấp), dễ sang chấn kém hồi phục, tỉ lệ hoại tử vạt da ghép cao.

Sụn tự thân:

Tạo hình tai nhỏ bằng sụn sườn tự thân đến nay vẫn được xem là tiêu chuẩn vàng. Ưu điểm: chất liệu tạo hình phù hợp của chính cơ thể, ít nguy cơ nhiễm trùng và thải ghép. Khuyết điểm: tai biến hay di chứng của lấy sụn sườn như tràn khí tràn máu màng phổi đau sau mổ, sẹo thành ngực.

Nuôi cấy sụn

Nuôi cấy sụn tự thân trên môi trường nhân tạo là một kỹ thuật hứa hẹn, giá thành cao.

Tại khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, gần đây đã tiến hành phẫu thuật “Tạo hình tai nhỏ bằng sụn tự thân” với những kỹ thuật cải tiến, số lần phẫu thuật giảm và kết quả khá mỹ mãn.

- Lứa tuổi phù hợp nhất cho phẫu thuật này là từ 6 tuổi trở lên.

- Bệnh nhân được kiểm tra thính lực và cấu trúc tai ngoài, tai giữa nhằm đánh giá chính xác toàn bộ các dị tật.

- Quá trình tạo hình được chia làm 2 thì mổ, cách nhau 3 - 6 tháng.

- Sau mổ, bệnh nhân được theo dõi và xử trí kịp thời các biến chứng nếu có. 

Nguyễn Thị Thanh Loan

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:43 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:24 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:47 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:58 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:54 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới