Quy tắc ứng xử quấy rối tình dục tại nơi làm việc - Các bạn tham khảo thêm về nó nhé!

Thứ Hai, 10:46:07 09/07/2018
Các hành vi cố tình đụng chạm, cấu véo, phô bày tài liệu khiêu dâm đều bị quy là quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

Ngày 25/5, Vụ Pháp chế (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) cùng Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam với sự giúp đỡ của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đã công bố Bộ Quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

Bộ quy tắc nêu rõ quấy rối tình dục tại nơi làm việc là hình thức phân biệt đối xử dựa trên giới tính làm ảnh hưởng xấu đến môi trường làm việc và sự bình đẳng giữa lao động nam và nữ. Hành vi này gây tâm lý lo lắng căng thẳng cho nạn nhân, dẫn đến môi trường làm việc không an toàn, hiệu suất làm việc và năng suất lao động bị giảm sút.

Đặc biệt việc người sử dụng lao động, người giám sát, người quản lý hay đồng nghiệp có hành vi gây ảnh hưởng đến quy trình tuyển dụng, thăng chức, đào tạo, kỹ luật, sa thải, tăng lương hay các loại ích khác của người lao động để đổi lấy sự thỏa thuận về tình dục đều bị quy là 'quấy rối tình dục'. 

Theo Bộ quy tắc, các hình thức quấy rối tình dục gồm: hành vi quấy rối thể chất như tiếp xúc, cố tình đụng chạm, sờ mó, cấu véo, thậm chí tấn công tình dục, cưỡng dâm. Hành vi quấy rối bằng lời nói bao gồm nhận xét không phù hợp, không đứng đắn, có ngụ ý về tình dục, đề nghị yêu cầu không được mong muốn một cách liên tục. Hành vi quấy rối phi lời nói bao gồm ngôn ngữ cơ thể không đứng đắn, nháy mắt, phô bày tài liệu khiêu dâm.

Bộ quy tắc được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp, không kể quy mô. Thuật ngữ 'nơi làm việc' không chỉ bao hàm những địa điểm cụ thể nơi thực hiện công việc như văn phòng hay nhà máy, mà còn là những địa điểm khác có liên quan đến công việc như các cuộc hội thảo, tập huấn, chuyến đi công tác chính thức, các bữa ăn liên quan đến công việc..

Theo ông Hà Đình Bốn (Vụ trưởng Pháp chế, Bộ Lao động), Bộ luật Lao động ra đời năm 2012 đã nghiêm cấm hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Tuy nhiên, đây chỉ là quy định mang tính nguyên tắc, chung chung, thiếu các tiêu chí nhận diện cũng như chế tài xử phạt nặng.

Bộ quy tắc ra đời vào lúc này là cơ sở để các doanh nghiệp đưa vào trong nội quy, quy chế cụ thể, cụ thể hóa để người lao động nhận rõ hành vi quấy rối tình dục. 'Bộ Lao động tiếp tục nghiên cứu để đưa hành vi bị cấm này vào các văn bản pháp luật', ông Bốn cho hay.

'Quấy rối tình dục không chỉ gây căng thẳng về cảm xúc và thể chất của nạn nhân, ảnh hưởng đến khả năng làm việc của họ mà còn làm giảm năng suất lao động và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp', ông Gyorgy Sziraczki, Giám đốc ILO Việt Nam nhận định. Ông cho rằng, việc ra đời Bộ quy tắc là một bước tiến của Việt Nam trong công cuộc đấu tranh chống lại bạo lực tại nơi làm việc.

Theo một nghiên cứu do Bộ Lao động và ILO tiến hành năm 2012, nạn nhân bị quấy rối tình dục ở Việt Nam chủ yếu là lao động nữ tuổi từ 18 đến 30. Nỗi e ngại, sợ bị mất mặt, sợ bị mất việc là nguyên nhân khiến nhiều nạn nhân không dám trình báo sự việc.

Đỗ Thị Hân

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:38 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:26 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:47 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:59 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:54 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới