Chuyên gia dinh dưỡng mách thai phụ 5 loại nước không nên uống

Thứ sáu, 20:40:05 23/11/2018
Bổ sung nước, nâng cao sức đề kháng là việc nên làm với các bà bầu. Tuy nhiên, một số loại nước các bà bầu nên tránh xa để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Mùa hè, thời tiết nóng nực, cơ thể mất nước nhiều vì thế việc bổ sung nước đối với cơ thể là vô cùng cần thiết, đặc biệt là với bà bầu Tuy nhiên, một số loại nước các bà bầu không nên sử dụng, vì nó dễ gây bệnh hoặc không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé

Dưới đây là tư vấn của PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh - Phó Viện Trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, Trưởng phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM.

Những loại nước nào nên tránh xa?

Thực ra bà bầu có thể uống được hầu hết các loại nước giải nhiệt mùa hè đặc biệt là các loại nước sinh tố trái cây từ rau quả đều rất tốt.

Tuy nhiên, cũng như tất cả các loại đồ ăn thức uống khác bà bầu chỉ nên uống các loại nước giải nhiệt với lượng vừa phải, vì cái gì nhiều quá cũng không tốt. Một số đồ uống giải nhiệt bà bầu nên tránh vào mùa hè như:

- Nước chưa đun sôi: Bà bầu tuyệt đối không nên uống nước chưa đun sôi, bởi trong nước chưa đun sôi có thể có nhiều vi khuẩn chưa bị 'tiêu diệt' nên rất có thể gây ra tiêu chảy hoặc các bệnh truyền nhiễm khác.

- Nước có caffeine: Các loại đồ uống như cà phê rượu bia trà... thường có chất caffeine dù ở lượng ít hay nhiều. Caffeine có thể nhanh chóng ảnh hưởng đến xấu thai nhi qua nhau thai

Theo nghiên cứu thử nghiệm ở động vật, caffeine có thể gây ra hở vòm miệng dị tật ngón chân hoặc bàn chân nứt đốt sống hoặc không có hàm, không có mắt, không đầy đủ hóa xương, chậm phát triển tăng trưởng…

Vậy nên khi mang bầu, chú ý không nên uống quá nhiều loại nước này dù là của nhãn hàng nào.

- Trà đặc: Bình thường trong trà có chứa caffeine và tanin (một chất làm cho trà có vị chát). Trong trà đặc lượng caffeine và tanin càng nhiều hơn.

Trong quá trình mang thai trà đặc ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển xương của thai nhi Hơn nữa, axit tannic trong trà cũng cản trở hấp thu sắt, dẫn đến thiếu máu trong thời kỳ mang thai khó khăn.

- Nước có ga: Chất phosphate có trong nước giải khát có ga khi vào ruột kết hợp với sắt trong thực phẩm sẽ tạo ra các chất không mong muốn cho cơ thể con người. Phụ nữ mang thai uống nhiều nước ngọt cũng có thể làm mất một số chất sắt gây ra thiếu máu

- Đồ uống lạnh: Đồ uống lạnh có thể làm co thắt đường tiêu hóa thiếu máu đau bụng đầy hơi khó tiêu Thứ nước uống này rất 'nhạy cảm' với bào thai vì nó kích thích lạnh tới bào thai, làm cho bào thai không ổn định.

Uống nước ép dứa có sợ bị sảy thai?

Hiện nay có một số ý kiến cho rằng, uống nước ép dứa có thể dẫn đến nguy cơ bị sảy thai Về vấn đề này, PGS Nguyễn Xuân Ninh cho rằng, trong dứa có chứa bromelain – chất có thể gây co bóp tử cung và từ đó gây sảy thai

Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh ăn dứa/uống nước dứa có thể gây sảy thai Lượng bromelain trong một quả dứa không ảnh hưởng đến thai kỳ của bạn. Trên thực tế, để tạo ra ảnh hưởng đến thai kỳ, các bà bầu phải ăn từ 7-10 trái dứa cùng một lúc, và điều này hầu như không thể xảy ra.

Tuy vậy, cũng không nên ăn/uống quá nhiều nước dứa bởi theo y học cổ truyền, dứa là loại trái cây ckhác mà các bà bầu hay sử dụng như nước dừa nước mía… PGS Ninh khuyên, không nên uống nhiều vào buổi tối, bởi nước dừa nước mía có thể gây lạnh bụng, đầy hơi, khó ngủ… Đồng thời, cũng không nên uống nước mía thay nước lọc vì có thể làm tăó tính nóng, trong 3 tháng đầu thai kỳ, nếu bạn bị nghén nhiều như nôn ợ nóng thì nên hạn chế ăn/uống nước dứa

Đối với một số loại nước ng nguy cơ tiểu đường thai kỳ

Ngoài ra, các bà bầu nên ước lượng uống bao nhiêu ép nước bấy nhiêu, không nên bảo quản lượng nước dư trong tủ lạnh bởi đây là loại nước có lượng đường cao, dễ tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển, có thể gây rối loạn tiêu hóa

Ngoài ra, bà bầu đi ngoài trời nắng nóng cũng không nên uống ngay nước mía quá lạnh vì dễ bị bệnh viêm họng cảm cúm sốt hơn.

Phạm Trung Hiếu

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:41 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:21 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:42 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:56 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:46 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới