Tình trạng mọc răng là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị biểu hiện

Thứ Ba, 07:55:09 23/10/2018

Mọc răng là tình trạng gì?

Mọc răng là quá trình răng sữa xuất hiện lần lượt khi chồi ra khỏi các nướu răng và thường mọc theo cặp Trẻ thường mọc răng trong khoảng từ 6 đến 8 tháng tuổi và có thể mất vài năm thì tất cả 20 răng mới mọc đủ Khi răng mọc lên chúng sẽ không cắt qua da thịt mà thay vào đó các hormone được phóng thích trong cơ thể làm cho một số tế bào trong nướu răng chết và tách rời, cho phép các răng đi qua.

Mọc răng là quá trình tự nhiên trong quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ Do trẻ thường đau đớn và khó chịu nên các bậc cha mẹ khá lo lắng về quá trình này. Bạn có thể giúp trẻ vượt qua những triệu chứng khó chịu và có một bộ răng khỏe mạnh bằng cách dạy trẻ giữ vệ sinh răng miệng thật tốt.

Trẻ thường mọc răng trong khoảng 6 - 8 tháng tuổi

Trẻ thường mọc răng trong khoảng 6 - 8 tháng tuổi

Triệu chứng thường gặp

Mỗi trẻ có các triệu chứng của quá trình mọc răng khác nhau. Các triệu chứng thường gặp nhất là dễ bị kích thích và biếng ăn

Mọc răng còn có nhiều dấu hiệu và triệu chứng khác như:

- Chảy nước dãi

- Nhai các vật thể rắn

- Khóc và cáu kỉnh

- Khó chịu

- Khó ngủ

- Chán ăn

- Đau, loét nướu

- Đỏ và sưng nướu.

Trẻ thường cáu kỉnh, chán ăn khi mọc răng

Trẻ thường cáu kỉnh, chán ăn khi mọc răng

Nguyên nhân gây ra tình trạng mọc răng

Khi sinh ra, trẻ đã có một bộ răng đầy đủ nằm ẩn dưới nướu của chúng. Thông thường, trẻ sẽ bắt đầu mọc răng trong năm đầu tiên sau khi sinh.

Răng chồi qua nướu theo giai đoạn. Thông thường, răng cửa mọc đầu tiên, tiếp theo là các răng giữa. Từ thời điểm này, các răng còn lại sẽ chồi qua nướu răng trong khoảng thời gian ba năm. Một số trẻ thậm chí sau 2 tuổi đã có một bộ răng hoàn chỉnh.

Dưới đây là thứ tự mọc răng sữa:

- Răng cửa trung tâm: 6 - 12 tháng tuổi

- Răng cửa bên: 9 - 16 tháng tuổi

- Răng nanh: 16 - 23 tháng tuổi

- Răng hàm đầu tiên: 13 - 19 tháng tuổi

- Răng hàm thứ hai: 22 - 24 tháng tuổi.

Giữa 6 - 12 tuổi, chân 20 răng sữa sẽ thoái hóa và thay thế bằng 32 răng vĩnh viễn răng khôn không có trước đó ở bộ răng sữa và thường mọc khi trẻ đến giữa hoặc cuối tuổi vị thành niên. Do răng khôn có xu hướng mọc chồng lấn và khấp khểnh nên chúng thường bị loại bỏ.

Vệ sinh răng miệng cho trẻ để trẻ không cảm thấy khó chịu khi mọc răng

Vệ sinh răng miệng cho trẻ để trẻ không cảm thấy khó chịu khi mọc răng

Điều trị triệu chứng khó chịu của trẻ khi mọc răng

Nếu trẻ mọc răng mà có vẻ không thoải mái, bạn nên áp dụng các biện pháp sau:

Chà nướu cho bé. Sử dụng một ngón tay sạch hoặc làm ẩm miếng gạc để chà nướu cho bé. Áp lực có thể giảm bớt sự khó chịu cho bé

Giữ cho miệng mát mẻ. Một chiếc khăn, muỗng hoặc vòng mọc răng lạnh có thể làm dịu nướu của bé. Tuy nhiên, bạn đừng cho bé dùng vòng mọc răng đông lạnh vì tiếp xúc với thứ quá lạnh có thể gây hại cho răng miệng của trẻ

Hãy thử thức ăn cứng. Nếu bé ăn thức ăn đặc, bạn có thể cho một cái gì đó có thể nhai được như dưa chuột hoặc cà rốt gọt vỏ và ướp lạnh. Tuy nhiên, bạn nhớ trông bé thật cẩn thận vì bất kỳ miếng thức ăn nào cũng có thể gây nguy hiểm cho đường thở, làm nghẹt thở

Lau khô nước dãi. Chảy nước dãi quá mức là một phần của quá trình mọc răng. Để ngăn ngừa kích ứng da bạn nên lấy một miếng vải sạch tiện dụng để làm khô cằm của bé. Bạn cũng có thể thoa kem dưỡng ẩm như một loại kem dạng nước hoặc kem dưỡng da cho trẻ

Dùng thuốc không kê toa. Nếu con bạn khó chịu nhiều thì một số thuốc như acetaminophen hoặc ibuprofen có thể giúp ích

Dùng khăn ẩm sạch lau lên nướu của bé mỗi ngày. Bạn không nên quên việc này vì khăn có thể loại bỏ đi vi khuẩn hình thành trong miệng của bé

Đánh răng. Khi răng đầu tiên của bé xuất hiện, bạn nên dùng bàn chải lông mịn nhỏ đánh răng cho bé. Bạn dùng kem đánh răng có fluor và không lớn hơn kích thước của một hạt gạo để đánh răng cho bé đến khi bé được 3 tuổi.

Nguyễn Lương

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:39 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:23 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:44 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:53 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:51 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới