Gia tăng bệnh dị ứng và cách đối phó bệnh khi giao mùa

Thứ tư, 12:53:06 15/08/2018
Thời tiết đang giao mùa, khí hậu nóng ẩm thất thường, cùng với nồng độ các dị nguyên trong không khí như phấn hoa, bụi bẩn, nấm mốc... tăng cao đột biến... là điều kiện thuận lợi cho các bệnh dị ứng phát triển và gia tăng nhanh, vì vậy mọi người cần có kiến thức để phòng ngừa.

Hiện tượng dị ứng (hay còn gọi là quá mẫn) là một dạng phản ứng có hại của hệ thống miễn dịch đối với các tác nhân từ môi trường sống mà bình thường vốn ít gây nguy hại như bụi nhà, phấn hoa, lông súc vật nấm mốc, thức ăn thuốc hóa chất nọc côn trùng... (còn được gọi là các dị nguyên).

 

Sự kết hợp giữa kháng thể dị ứng với các dị nguyên thay vì bảo vệ lại gây nguy hại cho cơ thể bằng cách khởi phát các bệnhdị ứng mà chúng ta vẫn quen thuộc như hen phế quản viêm mũi dị ứng viêm kết mạc dị ứng mày đay sốc phản vệ chàm... Các dị nguyên có thể xâm nhập cơ thể bằng nhiều đường khác nhau như đường thở ăn uống qua da niêm mạc Mỗi người có thể bị mẫn cảm với một hoặc nhiều loại dị nguyên.

Các triệu chứng dị ứng có thể xuất hiện tức thì trong vài giây đến vài phút sau khi tiếp xúc với dị nguyên, nhưng cũng có thể xuất hiện muộn sau vài ngày, thậm chí vài tuần. Biểu hiện và mức độ của các triệu chứng dị ứng ở mỗi cá thể tùy thuộc vào mức độ mẫn cảm của cơ thể.

Điểm mặt tác nhân gây dị ứng

Phấn hoa: Thường là nguyên nhân chính gây ra các chứng dị ứng theo mùa. Khi phấn hoa được phát tán trong không khí, nó dễ dàng bay vào mắt, mũi, phổi và bám vào da gây dị ứng Các dấu hiệu của bệnh dị ứng dễ nhận thấy như: sổ mũi sung huyết mũi hắt hơi ngứa rát họng, chảy nước mắt và mắt sưng đỏ. Những người cơ địa dị ứng hít phải phấn hoa có thể làm khởi phát cơn hen. Trong số các yếu tố gây khởi phát cơn hen, phấn hoa được xem là một “thủ phạm tự nhiên nguy hiểm” mỗi khi vào đợt phát tán có thể khiến hàng nghìn người lên cơn hen cùng lúc, nhiều nạn nhân tử vong do không được điều trị kịp thời. Trường hợp nhẹ hơn, phấn hoa bay vào mắt, mũi hoặc bám vào da người gây ra dị ứng Bệnh nhân bị nổi mẩn ngứa mề đay, mắt ngứa, đỏ, tụt huyết áp do mao mạch bị giãn nở khó thở do khí phế quản bị co thắt, kích thích cơ trơn đường tiêu hóa gây co thắt nôn mửa Trường hợp dị ứng nặng có thể dẫn đến tử vong.

Mốc và bụi bẩn: Đối với bệnh nhân dị ứng thì vấn đề bụi và mốc tại phòng ngủ và nơi ở là nguyên nhân gây các vấn đề về ho dị ứng ngứa viêm mũi dị ứng Sự xâm nhập của các bụi bẩn trong không khí như bụi công nghiệp do các nhà máy sản xuất, bụi phấn viết bảng, bụi phấn hoa bay vào nhà, khói thuốc lá

Thức ăn: Chất gây dị ứng chính có trong thức ăn thường là các protein có nguồn gốc từ động thực vật, các protein này thường bền vững với nhiệt độ. Mặc dù đã được nấu chín ở nhiệt độ cao, chúng vẫn giữ nguyên cấu trúc và hoạt tính gây dị ứng cho con người dị ứng thức ăn có thể diễn tiến từ các thể nhẹ như: chỉ nổi mề đay đến nặng hơn: các tình trạng viêm phế quản dạng hen, bên cạnh đó tình trạng co thắt phế quản và phù thanh môn gây khó thở cũng có thể xảy ra. Một số trường hợp bệnh nhân có thể sốc phản vệ và đưa đến tử vong nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời.

Thuốc trị bệnh: Tình trạng dị ứng thuốc xảy ra khá nhiều từ nhẹ (như mẩn đỏ, ngứa) đến nặng có thể dẫn đến tử vong (sốc phản vệ).

Các bệnh dị ứng thường gặp

Mề đay: Tại các vùng da khô trên tứ chi bỗng xuất hiện các vùng đỏ, cảm giác ngứa ngáy, nóng, lúc có lúc không. Đó chủ yếu do cơ thể tiếp xúc với loại vật chất gây dị ứng nào đó. Thời tiết nóng lạnh thất thường cũng là nguyên nhân gây ra chứng bệnh này.

Mẩn, mụn ngoài da: Vào mùa xuân, cơ thể dễ dị ứng với tia tử ngoại hơn khiến các tế bào da dễ bị tổn thương, làm xuất hiện các nốt mẩn, mụn.

Viêm mũi dị ứng: Có người cứ tới mùa xuân lại thấy trong mũi ngứa ngáy, hắt xì liên tục. Điều này chính là do dị ứng với phấn hoa trong không khí.

Viêm kết mạc dị ứng: Chảy nước mắt, cảm giác nóng, triệu chứng xuất hiện ngay khi tiếp xúc và giảm khi cách ly nguồn gây dị ứng. Cần chú ý vệ sinh giường đệm, tránh tiếp xúc với phấn hoa và giữ nơi sinh hoạt thoáng khí.

Lời khuyên của thầy thuốc để phòng ngừa bệnh dị ứng

Phòng ngừa dị ứng là rất quan trọng, bởi vì nếu xảy ra dị ứng nặng như sốc phản vệ thì việc điều trị sẽ rất khó khăn, tốn kém... có thể để lại hậu quả lâu dài. Các biện pháp dự phòng gồm: Cần có hiểu biết về tác nhân gây dị ứng và biểu hiện của dị ứng; Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng; Khi phản ứng dị ứng xảy ra nhanh và có chiều hướng nặng lên, cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Với trẻ em khi nghi ngờ trẻ bị dị ứng gia đình nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế, ghi nhật ký ăn uống, sinh hoạt và tìm hiểu trong gia đình có ai bị dị ứng như trẻ hay không. Khi biết tác nhân gây dị ứng thì nên tạm ngưng cho trẻ tiếp xúc. Trường hợp bị dị ứng nặng như nổi mề đay toàn thân, khó thở phải đến ngay bệnh viện để cấp cứu.

Trong mùa xuân, những người dễ bị dị ứng với bụi phấn hoa nên gội đầu thường xuyên để làm sạch phấn hoa bám trên tóc hoặc rơi trên gối, áo quần, đồng thời hạn chế đến các vườn hoa là nơi dễ phát tán nhiều bụi phấn, bào tử.

Với thực phẩm cũng như dược phẩm: Cần tránh sử dụng các thức ăn hoặc thuốc đã từng gây dị ứng...

 

Đồng thời, để phòng chứng dị ứng cần chú ý chế độ ăn ngủ tập luyện thích hợp. Về mặt ăn uống, cần tăng cường bổ sung các nguồn protein như trứng gà, tôm, các loại cá thịt bò các vitamin và khoáng chất từ rau quả, vận động ngoài trời hợp lý... sẽ giúp tăng sức đề kháng phòng dị ứng.

Ngoài ra, mỗi ngày uống 1 thìa mật ong có thể tránh dị ứng phấn hoa hiệu quả. Bởi trong mật ong vốn có một lượng phấn hoa nhất định. Thường xuyên ăn mật ong sẽ giúp tăng sức đề kháng với dị ứng phấn hoa và phòng ngừa các chứng bệnh dị ứng đường hô hấp

Tạ Thị Dung

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:41 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:23 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:42 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:54 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:54 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới