Dễ mắc bệnh tiêu chảy khi đi du lịch và khuyến cáo từ chuyên gia

Thứ năm, 22:39:06 22/11/2018
Mùa hè là thời điểm nhiều người chọn cho mình những chuyến du lịch nghỉ ngơi. Cũng chính vì thế mà tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc bệnh từ thực phẩm nếu không đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, trong đó tiêu chảy cấp là bệnh dễ mắc nên cần hết sức đề phòng.

Oresol pha sai cách không có tác dụng

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai cho biết, đa số những người mắc bệnh “tiêu chảy du lịch” thường do họ đi từ những vùng có điều kiện vệ sinh tốt hơn đến vùng có điều kiện vệ sinh kém.

Nguyên nhân mắc bệnh chủ yếu được xác định là do thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh, thức ăn đường phố được chế biến sẵn… Do đó, người dân dễ bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy trong đó có E.coli. Bên cạnh đó chế độ ăn uống thất thường, lịch sinh hoạt bị thay đổi cũng là điều khiến cho hệ tiêu hóa của chúng ta có thể gặp nguy hiểm.

Hiện, trung bình mỗi ngày, khoa Nhi tiếp nhận khoảng 2-3 ca bệnh tiêu chảy Một số ca tiêu chảy nặng chủ yếu là do người dân không được bù nước, số khác thì được bù nước bằng oresol nhưng pha sai cách không có tác dụng.

PGS.TS Dũng dẫn chứng: “Nhiều người rất hay có thói quen chia nhỏ gói oresol uống thành nhiều lần, nhất là khi pha cho trẻ nhỏ, trong khi đáng lẽ phải hòa tan hết 1 gói Oresol trong 200ml nước mới đảm bảo nồng độ các chất, bù nước cho cơ thể bị mất khi tiêu chảy Vì vậy, người dân cần hết sức chú ý đọc hướng dẫn của nhà sản xuất trước khi sử dụng dung dịch bù nước đường uống, đặc biệt với trẻ nhỏ.

Một sai lầm nữa là cha mẹ thường hay dùng chung một thìa khi cho trẻ ăn hoặc không chịu vệ sinh thìa, dụng cụ đựng đồ ăn của trẻ. Chẳng hạn, vừa dùng thìa cho trẻ uống nước lọc, lại tiếp tục dùng cho trẻ uống oresol và các thức uống khác...

Bệnh dễ chữa nhưng nguy hiểm

Theo Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế tiêu chảy cấp là hội chứng bệnh lý với biểu hiện đi phân lỏng (không thành khuôn) ít nhất 3 lần/ngày và thời gian kéo dài trên 1 ngày. Ngoài ra tùy theo đặc tính gây bệnh của tác nhân và cơ địa của người bệnh có thể kèm theo các triệu chứng khác như sốt đau bụng, buồn nôn, nôn, mệt mỏi... Diễn biến của bệnh phức tạp, nếu được cấp cứu, điều trị kịp thời sẽ khỏi bệnh, thường không để lại di chứng. Nếu không được phát hiện, điều trị sớm sẽ dẫn đến tình trạng mất nước rối loạn chuyển hóa, rối loạn tuần hoàn… có thể tử vong (đối với người già, mắc bệnh mạn tính, trẻ em…). Trong cộng đồng, tiêu chảy cấp có thể biểu hiện là những ca bệnh lẻ tẻ, cũng có thể thành vụ dịch bệnh hoặc vụ ngộ độc thực phẩm (≥2 người mắc).

Nguyên nhân của hội chứng tiêu chảy cấp rất phong phú, có thể do tác nhân sinh học (vi khuẩn và độc tố, vi rút đường tiêu hóa, ký sinh trùng, vi nấm), do tác nhân hóa học (các độc tố tự nhiên, hóa chất độc hại…). Ngoài ra còn do các bệnh lý mạn tính, cơ địa (viêm ruột mãn tính, sau sử dụng thuốc kháng sinh thuốc tẩy nhiễm trùng – nhiễm độc toàn thân, do cơ địa không dung nạp lactose viêm đại tràng mạn tính ung thư ruột dị ứng với thức ăn…). Nguyên nhân gây ra tiêu chảy cấp hay gặp nhất là do vi sinh vật gây bệnh (vi khuẩn gây bệnh hay gặp như Salmonella, Streptoccocus, E.coli, Staphylococcus aurerus, Vibrio cholerae, Vibrio parahaemolyticus, Shigella… ; vi rút rota, giun, sán…), hoá chất độc hại (thuốc bảo vệ thực vật, chất hóa học độc hại sinh ra do thực phẩm biến chất…) độc tố tự nhiên (nấm độc, độc tố cá nóc, cóc, độc tố gây tiêu chảy cấp ở hải sản, độc tố nấm mốc…).

Các chuyên gia cho rằng, nguy cơ tiêu chảy cấp trong cộng đồng liên quan rất chặt chẽ và tăng cao trong điều kiện khí hậu, thời tiết nóng ẩm của mùa hè, ô nhiễm môi trường sống, nguồn thực phẩm bị ô nhiễm, nguồn nước ăn uống thiếu và không bảo đảm vệ sinh, điều kiện bảo quản thực phẩm không bảo đảm, vệ sinh chế biến thực phẩm, vệ sinh cá nhân không bảo đảm thói quen tiêu dùng thực phẩm không bảo đảm vệ sinh (dễ dãi trong lựa chọn thực phẩm không an toàn theo quy định; thói quen ăn sống, ăn tái, ăn gỏi…).

Khuyến cáo phòng bệnh tiêu chảy cấp.

Khuyến cáo phòng bệnh tiêu chảy cấp

Để không bị tiêu chảy hành hạ

Tiêu chảy cấp trong cộng đồng là bệnh có thể phòng, chống có hiệu quả cho cá nhân, cho gia đình và cộng nếu mỗi người dân tự giác, chủ động thực hiện triệt để các biện pháp vệ sinh môi trường vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh cá nhân. Do đó, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân:

Theo Tổ chức Y tế thế giới, ước tính tiêu chảy cấp là nguyên nhân dẫn đến 2,2 triệu người chết hằng năm, chiếm 3,7% nguyên nhân tử vong năm 2004 và xếp thứ 5 trong 10 nguyên nhân tử vong toàn cầu.

Tại Việt Nam, thống kê số mắc và chết do tiêu chảy cấp có xu hướng giảm nhưng vẫn còn ở mức cao, tại các bệnh viện số bệnh nhân mắc tiêu chảy cấp vẫn được xếp thứ 4 trong 10 nguyên nhân dẫn đầu của bệnh nhân nhập viện.

- Lựa chọn rau củ quả, thịt, cá, thực phẩm đã qua chế biến, đồ uống phải có nguồn gốc rõ ràng, và bảo đảm an toàn thực phẩm. Thực phẩm tươi sống phải được sơ chế sạch sẽ trước khi chế biến, nấu ăn.

- Thức ăn nên nấu chín kỹ và ăn ngay sau khi nấu; nếu thức ăn chín đã quá 4 giờ mà không được bảo quản (giữ liên tục nóng trên 60 độ C hoặc lạnh dưới 10 độ C) thì phải nấu kỹ lại trước khi ăn.

- Sử dụng nguồn nước sạch, an toàn để sơ chế, nấu ăn.

- Tránh tiếp xúc giữa thực phẩm sống và thức ăn chín, thức ăn ăn ngay; không dùng chung dụng cụ sơ chế, chế biến thực phẩm sống và thức ăn chín. Đối với thức ăn sau khi chế biến cần che đậy, phòng tránh ruồi côn trùng và động vật gây ô nhiễm thực phẩm

- Nguyên liệu thực phẩm cần phải bảo quản, che đậy theo yêu cầu của từng loại: thịt, cá tươi sống bảo quản nhiệt độ lạnh (đông đá); rau củ quả bảo quản nhiệt độ mát; bao bọc kín thực phẩm trước khi bảo quản kể cả trong tủ lạnh; thực phẩm bao gói bảo quản theo yêu cầu của nhà sản xuất.

- Thực hiện ăn chín, uống chín; không ăn tái, ăn sống thực phẩm không rõ nguồn gốc, không bảo đảm an toàn như tiết canh, gỏi cá, nước lã…

- Không sử dụng các nguyên liệu thực phẩm nghi ngờ không bảo đảm an toàn, các loại sản phẩm được khuyến cáo có chứa độc tố tự nhiên (nấm độc, cá nóc, cóc, măng lạ, ốc ma…) để chế biến thành thực phẩm.

- Rửa tay sạch sau khi đi vệ sinh, trước khi chế biến thức ăn và trước khi ăn.

- Xử lý phân, chất thải, rác thải đảm bảo yêu cầu vệ sinh, không dùng phân tươi để tưới rau và nuôi cá.

- Khi có những biểu hiện tiêu chảy cấp nghi do ăn uống cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, trợ giúp kịp thời về chuyên môn. 

Đỗ Gia Hùng

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:43 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:26 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:38 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:32:01 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:52 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới