Đau vai gáy bên trái - nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thứ tư, 10:33:07 29/08/2018
Đau vai gáy bên trái là một trong những bệnh lý xương khớp rất phổ biến ở dân văn phòng. Khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh sẽ rất dễ gặp phải những cơn đau nhức, khó chịu ở vùng vai gáy, lan dần xuống bả vai, tê mỏi cánh tay... khiến nhiều người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi ảnh hưởng đến sức khỏechất lượng cuộc sống Vậy nguyên nhân nào gây ra bệnh đau vai gáy bên trái? Cách điều trị căn bệnh này như thế nào? Bạn đọc có thể tham khảo trong bài viết dưới đây.

Đau vai gáy bên trái

Theo nghiên cứu của các chuyên gia sức khỏe những bệnh nhân mắc bệnh viêm vai gáy sẽ đứng trước nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm về xương khớp như thoái hóa đốt sống cổ dính khớp, gai cột sống thoát vị đĩa đệm Khi bị đau vai gáy người bệnh sẽ thường gặp phải triệu chứng đau vai gáy một bên hay hai bên.

Thông thường, bệnh đau vai gáy bên trái sẽ xuất hiện vào sáng sớm lúc ngủ dậy hoặc sau khi lao động nặng nhọc cơn đau có thể nhanh chóng chấm dứt nhưng cũng có thể kéo dài vài ngày, vài tháng. Mỗi khi người bệnh đi, đứng ngồi lâu tại một chỗ hay hắt hơi cơn đau sẽ nhanh chóng tăng dần. Người bệnh sẽ rất dễ bị hoa mắt chóng mặt suy nhược cơ thể nghiêm trọng.

Đau vai gáy bên trái ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn

Nguyên nhân điển hình khiến bạn bị đau vai gáy bên trái

– Tư thế làm việc không đúng

Đa số những nhân viên văn phòng thường xuyên làm việc trước màn hình máy tính đều có tư thế ngồi không đúng. Việc ngồi sai tư thế, ngồi nghiêng quá nhiều về bên trái sẽ rất dễ khiến người bệnh bị đau vai gáy và mắc phải căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Tư thế ngồi, nằm, thói quen gối đầu cao khi ngủ, nằm ngủ tựa đầu lên ghế, nằm nghiêng, ngồi trước quạt, dầm mưa lâu, tắm gội buổi tối… làm giảm sự cung cấp ô-xy cho các tế bào cơ, làm các cơ thiếu máu và dẫn đến đau nhức, cứng cổ, vai, gáy, người mệt mỏi, khó vận động xoay cổ, vặn tay, lưng…

– Mang vác vật nặng có trọng tải quá lớn, gây áp lực lên bả vai

Thực tế, những người lao động nặng, mang vác các đồ vật có khối lượng lớn, nhất là mang về phía bên trái sẽ khiến cho phần bả vai bên này bị ảnh hưởng và gây ra tình trạng đau nhức.

Mang vác vật nặng có trọng tải quá lớn, gây áp lực lên bả vai

Nếu người bệnh thường xuyên làm việc nặng sẽ rất dễ khiến cho vùng bả vai bị viêm và phần khớp vai cũng phải chịu những tổn thương nặng nề. Điều này sẽ khiến những người bệnh mắc đau vai gáy bên trái kéo dài trong nhiều ngày.

Mang vác vật nặng cũng có thể gây đau vai gáy bên trái

Mang vác vật nặng cũng có thể gây đau vai gáy bên trái

Thoái hóa xương khớp theo tuổi tác

Hầu hết những người cao tuổi đều khó có thể tránh khỏi quá trình lão hóa của tự nhiên. Khi đã bước qua độ tuổi trung niên, con người sẽ đứng trước tình trạng lão hóa xương khớp. Lúc này, hệ mạch máu bị giảm tính dẻo dai, đàn hồi khiến việc lưu thông máu và trao đổi ô xy trong cơ thể suy giảm. Đó là nguyên nhân vì sao người bệnh rất dễ gặp phải những biểu hiện như hoa mắt nhức đầu mỏi cổ, quay cổ nghe lắc rắc,…

Theo thống kê, tỉ lệ những người lớn tuổi rất dễ bị mắc các căn bệnh xương khớp ngày càng tăng. Tuy nhiên, hiện nay, căn bệnh viêm đau vai gáy đang dần tấn công mạnh mẽ vào những người trẻ tuổi, nhất là nhân viên văn phòng ngồi làm việc nhiều trước máy vi tính, lái xe đường dài,…

- Ảnh hưởng bởi một số căn bệnh khác

Đau mỏi vai gáy bên trái không đơn thuần là một căn bệnh mà nó còn là biểu hiện của nhiều bệnh lý về xương khớp khác như thoái hóa đốt sống cổ dính khớp bả vai gai cột sống loãng xương

Thoái hóa đốt sống cổ chữa trị đau vai gáy bên trái

Bên cạnh đó, những người cao tuổi bị nhiễm lạnh đột ngột cũng rất dễ mắc phải căn bệnh này. Khi đó, lượng ôxy cung cấp cho máu bị giảm sút, gây thiếu máu cục bộ ở các cơ dẫn đến tình trạng đau nhức.

Triệu chứng

Đau vai gáy bên trái thuộc hội chứng đau nửa đầu Migraine được xác định do sự co giãn bất thường của mạch máu não bởi sự rối loạn nồng độ chất dẫn truyền thần kinh Serotonin, tạo ra những cơn đau nhói kiểu mạch đập, như kim chích hay búa bổ rất khó chịu.

- Cơn giật nhói thường bắt đầu từ nửa bên đầu, sau đó lan ra cả đầu hoặc vùng vai gáy, kéo dài từ 4-72 tiếng.

- Ngoài ra, còn có một số biểu hiện đi kèm như: buồn nôn nôn, sợ âm thanh và nhạy cảm với ánh sáng, đau tăng khi vận động.

- Ở một số bệnh nhân có dấu hiệu trước cơn đau như hoa mắt, thấy vệt tối với vân sáng, rối loạn ngôn ngữ, thính giác buồn đi tiểu nhiều

Cách điều trị

Với bệnh lý đau vai gáy bên trái, việc điều trị bệnh dứt điểm là vô cùng cần thiết. Nếu để bệnh kéo dài sẽ rất dễ khiến bệnh nhân phải chịu đựng những cơn đau nhức thường xuyên. Dưới đây là 4 cách điều trị bệnh đau mỏi vai gáy được nhiều người áp dụng, người bệnh có thể tham khảo.

- Điều trị bằng thuốc Tây y

Với những bệnh nhân đau mỏi vai gáy bên trái ở mức độ nhẹ, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc điều trị. Trong đó, hầu hết bệnh nhân sẽ được dùng thuốc kháng sinh kháng viêm để ức chế cơn đau nhức. Đồng thời ngăn chặn bệnh phát triển nặng hơn. Dưới đây là những loại thuốc được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng:

Thuốc tây y là sự lựa chọn hữu hiệu trong điều trị đau vai gáy bên trái

Thuốc uống: Acetaminiphen (paracetamol)

Thuốc bôi ngoài da chứa Capsaicin, Salicylat

Thuốc kháng viêm không steroid

Thuốc chứa corticoid

- Sử dụng thực phẩm chức năng

Có rất nhiều loại viên uống bổ sụn khớp có tác dụng bổ sung các dưỡng chất, khoáng chất giúp xương khớp chắc khỏe. Hiện nay, trên thị trường bán rất nhiều thực phẩm chức năng điều trị và hỗ trợ điều trị bệnh đau vai gáy. Các sản phẩm này được bán ở nhiều nơi giúp cho người bệnh có thể dễ dàng tiếp cận và mua dễ dàng.

- Sử dụng các bài thuốc dân gian

Từ xưa, cha ông ta đã có rất nhiều bài thuốc những mẹo hay trong việc chữa bệnh đau vai gáy bên phải tại nhà. Chỉ từ những nguyên liệu đơn giản, dễ tìm như lá lốt lá ngải cứu, củ tỏi qua một số công đoạn đơn giản như đắp trực tiếp hoặc xay nước uống... có thể giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn, làm giảm nhanh tình trạng bệnh. Chính vì vậy mặc dù hiện nay y học hiện đại phát triển thế nhưng những cách chữa đau vai gáy bên trái từ dân gian vẫn được nhiều người truyền tai nhau nhau và cho kết quả tốt.

Phạm Trung Hiếu

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:42 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:27 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:38 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:59 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:52 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới