Dấu hiệu viêm loét đại tràng chảy máu và cách điều trị cho bạn

Thứ Hai, 08:27:08 19/11/2018
Tại Việt Nam trước đây bệnh viêm loét đại tràng chảy máu (Ulcerative colitis) rất ít gặp nhưng trong 10 năm gần đây bệnh xuất hiện ngày càng nhiều. Bệnh thường không được chẩn đoán và điều trị kịp thời cũng như không được điều trị duy trì một cách có hệ thống. Người bệnh thường vào viện ở khi bệnh đã nặng và suy kiệt làm tăng chi phí điều trị cũng như biến chứng.

Bệnh có thể làm cơ thể suy kiệt

Đại  tràng là đoạn cuối của đường tiêu hóa là nơi hình thành và chứa đựng phân trước khi bài xuất ra ngoài. Đại tràng bao gồm: manh tràng là đoạn nối với đoạn cuối ruột non tiếp đến là đại tràng lên (đại tràng phải), đại tràng góc gan đại tràng ngang, đại tràng góc lách, đại tràng xuống (đại tràng trái), đại tràng sigma, trực tràng và cuối cùng là hậu môn.

Tùy theo mức độ tổn thương mà bệnh có biểu hiện khác nhau. Trong trường hợp điển hình,  bệnh nhân  tiêu chảy nhiều lần trong ngày, phân có nhiều nhày máu; nếu bệnh  nặng có khi chỉ toàn nhày máu mà không có phân. Đau bụng là triệu trứng hay gặp đau bụng làm bệnh nhân phải đi đại tiện ngay. Bệnh nhân có triệu chứng mót rặn  khi đại tiện. Giai đoạn đầu bị bệnh, bệnh nhân thường cho mình bị bệnh lỵ và tự điều trị nhưng không có kết quả hoặc có giảm bớt triệu chứng nhưng sau bệnh ngày càng tăng dần.

Bệnh nhân có thể sốt thiếu máu biểu hiện bằng: hoa mắt chóng mặt nhất là khi ngồi xuống và đứng lên, có thể có phù chân do giảm protein máu khi bệnh lâu ngày. Trong thể nặng có thể có biểu hiện mất nước: khát nước môi khô, người hốc hác, thậm chí có triệu chứng sốc như: mạnh nhanh huyết áp tụt đau bụng dữ dội do viêm đại tràng nhiễm độc. Ngoài ra có thể có các triệu chứng như sưng đau các khớp đau vùng thắt lưng và cùng chậu  do viêm  khớp cùng chậu.

Biến chứng của bệnh

Các biến chứng thường thấy là người bệnh bị suy kiệt thiếu máu sốc do nhiễm độc, có thể thủng đại tràng trong trường hợp nặng viêm loét đại tràng chảy máu lâu ngày làm tăng tỉ lệ ung thư đại tràng: 2,5% người bệnh bị ung thư đại tràng sau 10 năm, 7,6% sau 30 năm và 10,8% sau 50 năm. 

Nguyên nhân gây bệnh chưa rõ ràng

Viêm loét đại tràng chảy máu là một bệnh viêm mạn tính tại đại tràng. Tổn thương viêm và loét tại niêm mạc đại tràng gây đại tiện nhày máu và đau bụng. Tại Mỹ có khoảng 300.000 đến 3 triệu người mắc bệnh. Bệnh viêm loét đại tràng chảy máu ít gặp hơn ở các nước Đông Âu và châu Á, rất hiếm gặp ở người da đen. Tuy nhiên gần đây người ta thấy bệnh tăng đáng kể ở châu Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc cũng như các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam mà nguyên nhân chưa rõ. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam và nữ tương đương nhau. Bệnh thường khởi phát ở người bắt đầu trưởng thành, tuy nhiên cũng có thể gặp ở trẻ em hoặc người ở độ tuổi 50- 60.

Nguyên nhân của bệnh tới nay người ta cũng chưa rõ, nhưng bệnh có liên quan tới quá trình đáp ứng miễn dịch   Bệnh viêm loét đại tràng chảy máu được xếp cùng với bệnh Crohn gọi chung là nhóm bệnh viêm ruột (Inflammatory Bowel Disease- IBD). Bệnh lúc đầu chỉ khu trú tại trực tràng, sau lan dần vào trong, tổn thương có thể toàn bộ đại tràng đôi khi có thể lan cả sang một phần của đoạn cuối ruột non.

Các biện pháp điều trị

Cho tới nay chưa có thuốc điều trị khỏi bệnh hoàn toàn mà việc điều trị giúp lui bệnh và duy trì sự ổn định bệnh là quan trọng. Bao gồm điều trị nội khoa và phẫu thuật.

Điều trị nội khoa:

Chống viêm tại chỗ bằng thuốc có chứa 5 - ASA hiện nay thường dùng loại đơn độc như: pentasa, asacol, dipentum, rowasa thuốc có tác dụng điều trị duy trì ở giai đoạn lui bệnh. Viên đặt hậu môn dùng khi tổn thương chỉ có ở trực tràng Dạng thụt như rowasa áp dụng đối với tổn thương tại trực tràng và đại tràng sigma. Ở thể trung bình và thể nặng mà không đáp ứng với các thuốc trên thì chuyển dùng thuốc  corticosteroids uống hoặc tiêm. Nếu cũng không đáp ứng với corticosteroids (bệnh nặng) thì chuyển dùng các thuốc ức chế miễn dịch. Trường hợp đi ngoài ra máu gây thiếu máu tụt huyết áp phải kết hợp truyền máu cho bệnh nhân. Trong quá trình dùng thuốc cần phối hợp với nội soi cần thiết phải chỉ định sinh thiết để phát hiện sớm ung thư

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân: cần cho bệnh nhân ăn thức ăn giàu dinh dưỡng mềm, dễ tiêu, nếu bệnh nhân không ăn được phải truyền dịch

Phẫu thuật cắt bỏ đại tràng: là biện pháp duy nhất để điều trị khỏi bệnh hoàn toàn, thường được áp dụng trong trường hợp nặng gây nhiễm độc, nguy cơ thủng đại tràng hoặc khi bệnh không đáp ứng với điều trị bằng thuốc.

Phòng bệnh

Tuy nguyên nhân gây bệnh chưa rõ ràng nhưng thực hiện các chế độ dinh dưỡng tốt cho hệ tiêu hóa tránh stress không dùng các chất kích thích uống đủ nước và khám sức khỏe định kỳ sẽ là những biện pháp giảm nguy cơ mắc bệnh. Khi có triệu chứng cần đi khám bệnh sớm và điều trị kịp thời khi tổn thương chưa lan rộng và dùng thuốc để  điều trị duy trì tránh tái phát.

Quách Hồng Hạnh

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:39 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:18 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:42 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:57 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:54 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới