Cải thiện chứng khô miệng bằng những mẹo vô cùng đơn giản

Thứ tư, 09:05:00 04/07/2018
Khô miệng không phải là một bệnh mà là triệu chứng của một số bệnh. Tuy khô miệng thường gặp ở người già, nhưng bệnh cũng xuất hiện ở mọi lứa tuổi khi mà số lượng nước bọt trong miệng giảm tiết.

Hiểu biết thú vị về nước bọt

Bạn vẫn thường thấy có nước bọt trong miệng, chúng từ đâu mà ra, thành phần, tác dụng của chúng thế nào thì có thể bạn chưa biết hết. Nước bọt là chất lỏng khá đậm đặc, không màu, hơi đục, thường xuyên có trong miệng chúng ta.

Nước bọt được sản xuất từ các tế bào ở mặt trong của môi vòm miệng đặc biệt là từ 3 tuyến nước bọt chính ở trong miệng: tuyến ở dưới lưỡi, tuyến gần xương hàm và tuyến ở hai bên má.      

Nước bọt của mỗi tuyến có thành phần hơi khác nhau, nhưng nhìn chung chứa: 98% là nước, phần còn lại là chất nhờn mucous, các chất khoáng calci natri kali bicarbonate, phosphate, men amylase lipase, vài chất kháng vi khuẩn

Bình thường, mỗi ngày, ở người lớn sản xuất ra từ 0,5 - 1,5 lít nước bọt Nước bọt có vai trò: làm nhuyễn dính thức ăn, giúp răng nhai thức ăn nát nhuyễn quyện lại với nhau thành một cục mềm, nhờ đó lưỡi có thể dễ dàng đẩy nuốt qua thực quản xuống dạ dày Nước bọt giúp chuyển thức ăn cứng khô thành lỏng nhuyễn để lưỡi có thể nếm hương vị của thức ăn.  

Các men tiêu hóa của nước bọt như amylase có tác dụng biến đổi tinh bột ra đường maltose; men lipase giúp tiêu hóa chất béo. Nước bọt còn có tác dụng giữ vệ sinh răng miệng. Thông thường, trong miệng có nhiều loại vi khuẩn có thể gây bệnh.  

Các vi khuẩn này sống nhờ thức ăn sót lại trong miệng và tạo ra một số chất axít ăn mòn men răng Nước bọt làm trung hòa các axít này và có thể tiêu hủy một số loại vi khuẩn đồng thời rửa sạch thức ăn dính ở răng miệng xuống dạ dày ngặn chặn quá trình hư hại răng.

Các trường hợp gây giảm tiết nước bọt

Có nhiều nguyên nhân gây giảm tiết nước bọt: khi bạn khỏe mạnh thì nước bọt giảm tiết khi bạn khát nước lao động nặng ra nhiều mồ hôi Trong khi ngủ, nếu bạn có tật hay ngáy hoặc thói quen há miệng khi ngủ cũng làm giảm tiết nước bọt và gây khô miệng  

Khi bạn đau ốm như phải dùng hóa trị xạ trị gây giảm sản xuất nước bọt. Một số bệnh như tiểu đường bệnh của tuyến nước bọt hội chứng sjogrenbệnh tự miễn trong đó có sự hủy hoại tuyến nước mắt và nước bọt gây khô miệng và mắt khô.  

Khi bạn bị tổn thương dây thần kinh điều khiển tuyến nước bọt; bị bệnh nghẹt mũi; bị chứng trào ngược dạ dày thực quản; bị căng thẳng thần kinh cũng làm giảm tiết nước bọt. Những trường hợp bị bệnh mà bạn phải dùng thuốc điều trị thì có tới gần 400 loại thuốc như thuốc chống dị ứng hạ huyết áp chống trầm cảm

Lo âu, lợi tiểu, giảm hoặc kích thích khẩu vị… đều có tác dụng phụ làm giảm tiết nước bọt. Ở phụ nữ mang thai hoặc ở tuổi mãn kinh sự hay đổi hormon trong cơ thể gây giảm tiết nước bọt làm rất khô miệng   

Nguyễn Lương

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:45 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:24 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:40 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:32:01 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:49 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới