Bệnh than - Nguồn bệnh, đường lây truyền và những biểu hiện khi mắc bệnh

Thứ bảy, 23:21:06 20/10/2018

1. Thế nào là bệnh than?

Bệnh than còn gọi là bệnh nhiệt thán tên khoa học: Anthrax là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn than Bacillus anthracis gây ra trên các loài động vật máu nóng (ở gia súc, động vật hoang dã và trên cơ thể người), ở một vài dạng vi khuẩn có độc tính rất cao.

Trên thế giới, vi khuẩn bệnh than đã từng được sử dụng trong khủng bố sinh học.

Bệnh than do vi khuẩn than Bacillus anthracis gây ra

Bệnh than do vi khuẩn than Bacillus anthracis gây ra

2. Nguồn bệnh và đường lây truyền

Nguồn bệnh bao gồm các chất bài tiết, dịch tiết, máu nước tiểu dịch mật sữa phủ tạng, cơ quan sinh dục… của động vật mắc bệnh. Ở ngoài môi trường, vi khuẩn nhiệt thán hình thành nha bào tồn tại trong một thời gian dài có ở đất, nước, không khí, cỏ cây, các vật dụng… nhiều nhất ở nhưng nơi bị nhiễm chất bài tiết hoặc nơi chôn cất động vật mắc bệnh. Đối với những nơi chôn người và động vật mắc bệnh, nha bào vẫn tồn tại và phát tán rộng lên môi trường khi giun đất ăn phải và đùn theo phân lên mặt đất.

Đường lây truyền chủ yếu qua đường tiêu hóa, đường hô hấp và qua vết thương hở trên da. Khi động vật ăn phải, hít phải, tiếp xúc với nha bào bệnh than qua vết thương, nha bào phát triển thành vi khuẩn nhiệt thán, từ đó xâm nhập vào các cơ quan, tổ chức trong cơ thể gây bệnh.

3. Những biểu hiện khi mắc bệnh than

Động vật mắc bệnh có thời gian ủ bệnh từ vài giờ đến vài tuần; gia súc có biểu hiện lè lưỡi ra ngoài, bụng chướng to lòi dom các lỗ tự nhiên (miệng, mũi, hậu môn, cơ quan sinh dục,...) chảy dịch nhầy lẫn máu sẫm màu không đông hoặc khó đông. Xuất hiện nhiều mụn loét đỏ thẫm, chảy dịch vàng trên các vùng da cổ, ngực, hông,... Các hạch (hạch hầu, hạch trước vai, hạch đùi) sưng to và tụ máu Lách sưng to, tím sẫm nát nhũn. Các xoang cơ thể chứa máu đen không đông. Thịt tím, tái thẫm máu.

Vi khuẩn than lây qua đường tiêu hóa, đường hô hấp

Vi khuẩn than lây qua đường tiêu hóa, đường hô hấp

Đối với lợn mắc bệnh, hầu bị sưng nên khó nuốt khó thở không kêu được; nếu bị nặng sưng cả phần ngực, bụng và mặt. Vị trí sưng có màu đỏ sẫm, tím bầm.

Ở người, khi bị bệnh than sốt cao 41-42°C chóng mặt buồn nôn khó thở tức ngực, ho khan ù tai kiệt sức bụng chướng to, tiêu chảy; vị trí nhiễm bệnh do vết thương hoặc xây xát sưng đỏ, ngứa, rồi chuyển thành đỏ sẫm đau đớn và rất ngứa, xung quanh vết ban đỏ dần sưng phồng, loét, đỏ sẫm có đáy sâu mầu tím. Người mắc bệnh nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì tỷ lệ tử vong cao

Nguyễn Lương

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:43 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:23 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:44 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:32:02 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:48 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới