Bạn nên biết: Hóa chất thúc chín trái cây gây hại cho gan, thận

Thứ Ba, 13:58:06 03/07/2018
Trái cây được bán trên thị trường hiện nay không chỉ “mùa nào thức ấy” như trước mà nhiều loại được bán quanh năm. Vì lợi nhuận nhiều người kinh doanh đã sử dụng hóa chất để thúc chín trái cây trong khi những loại hóa chất ấy lại gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe người tiêu dùng.

Nhiều loại trái cây “ngậm” hóa chất

Hồng xiêm là một trong những loại trái cây sử dụng nhiều chất bảo quản nhất để chúng có thể bóng bẩy, mượt mà, hút khách mua. Để thu lợi, nhiều người kinh doanh hái cả hồng xiêm non lẫn già, qua khâu nhuộm hóa chất hồng xiêm sẽ chuyển thành màu vàng thẫm khiến người mua lầm tưởng là hồng đã già.

Hiện tại các chợ lớn nhỏ của Hà Nội quanh năm bán mít, các xe hàng rong cũng bán mít khắp các phố phường khiến người dân được ăn mít quanh năm.  Những quả mít này còn nguyên vẹn lớp vỏ bên ngoài, vỏ mít cứng, xanh non chứ không chuyển màu nâu, gai mít dày, nhọn, cứng và thân không tỏa ra mùi hương ngào ngạt như mít chín tự nhiên. Tuy nhiên, toàn bộ bên trong các múi đều chín vàng, kể cả trong trường hợp có những quả mít bổ ra múi rất nhỏ do chưa đạt đến tuổi thu hoạch.

Hóa chất thúc chín trái cây không rõ nguồn gốc được bày bán tràn lan.

Hóa chất thúc chín trái cây không rõ nguồn gốc được bày bán tràn lan.

Theo những người kinh doanh mít lâu năm, thay bằng cách dấm mít thông thường là quây kín lại rồi dùng hương thơm đốt lên để ủ, để mít chín, người trồng có thể tiêm nhiều loại hóa chất khác nhau thuộc nhóm ethylen hoặc metylen để kích thích mít chín nhanh, nồng độ ít hay nhiều còn phụ thuộc vào sự am hiểu của người tiêm. Tuy nhiên hiện nay việc sử dụng hóa chất này rất tùy tiện, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.

Mận cũng là một trong nhưng loại quả bị “ngậm” hóa chất. Thông thường mận chín tự nhiên rộ nhất vào tầm tháng 6, đặc biệt vào thời điểm cuối tháng 6. Tuy nhiên, hiện nay khi mà mận vừa vào mùa thì trên thị trường đã xuất hiện nhiều nơi bán mận chín đỏ nhưng chín không đều. Đó là do mận xanh bị thu hoạch sớm rồi dấm thuốc Nhiều nơi còn hái mận xanh đem bán, đến nơi bán mới dấm thuốc để mận không dập nát.

Không chỉ hồng xiêm, mít, mận mà nhiều loại trái cây được bán trên thị trường như chuối, xoài… cũng được sử dụng hoá chất để thúc chín nhanh, mẫu mã đẹp

Nguy hại đến sức khỏe

Loại hóa chất dùng cho hồng xiêm là bột sắt nhuộm, một chất rất độc có thể gây hại cho gan thận có thể gây ung thư da ung thư bàng quang Thậm chí, nếu thường xuyên tiếp xúc với bột sắt sẽ mắc chứng viêm da hen suyễn co giật hôn mê nhưng lại được bán tràn lan tại nhiều chợ hoa quả thực phẩm

Chất ethephon được dùng để thúc chín chuối mít là chất kích thích tăng trưởng dùng cho các loại cây trồng. Hóa chất này có chứa ethylen, phốt pho và clo. Trong đó chất ethylen có chức năng kích thích chính. Khi cho chất ethephon vào quả sẽ tạo nên phản ứng và ethylen bay hơi. Hiện chất ethylen không được dùng với tư cách là phụ gia thực phẩm mà chỉ là loại thuốc bảo vệ thực vật.

Theo một số nghiên cứu, hợp chất ethephon có thể dùng để dấm hoa quả chín đều trong 2 - 3 ngày với lượng thấp. Tuy nhiên, vì muốn thu lợi nhuận cao trong thời gian ngắn nên người bán hàng đã sử dụng hợp chất ethephon với hàm lượng cao. Với nồng độ này, chất ethylen làm chín nhanh nhưng chưa thể bay hơi hết, vì thế sẽ tồn dư chất clorit gây độc cho người ăn. Ở giai đoạn đầu ngộ độc, con người sẽ bị kích thích thần kinh gây ra các triệu chứng như nhức đầu cay mắt... Về lâu dài, chất clorit sẽ tích tụ gây nên các nguy cơ cho gan thận.

Hiện trong danh mục của Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hoạt chất ethephon chỉ có tác dụng kích thích mủ cây cao su, kích thích ra hoa đối với các cây xoài, nhãn, thanh long, cây cảnh, chứ hoàn toàn không được phép sử dụng để thúc trái chín nhanh.

Hoàng Thu Thảo

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:40 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:22 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:43 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:59 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:46 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới