Viêm màng não do phế cầu: Căn bệnh nguy hiểm đe dọa tính mạng trẻ nhỏ

Thứ Ba, 14:30:01 14/08/2018
Viêm màng não là tình trạng nhiễm trùng lớp màng mỏng bao quanh não, có khả năng gây tử vong và để lại di chứng nặng nề.

Bệnh dễ xảy ra vào mùa nắng nóng, hay khoảng thời gian chuyển mùa, do đây là thời điểm nhiều trẻ dễ mắc bệnh về tai - mũi - họng, tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh xâm nhập và phát triển.

83% trường hợp viêm màng não do phế cầu là trẻ dưới 2 tuổi

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm màng não ở trẻ trong đó có thể kể đến là các loại vi trùng như Heamophilus influenza type b (Hib), vi khuẩn phế cầu, não mô cầu, tụ cầu khuẩn.... (theo WHO Position paper - Wkly Epidemiol Rec 2012). Hiện nay, vắc-xin ngừa não mô cầu và Hib đã được sử dụng tại Việt Nam từ lâu, góp phần giảm số ca bệnh do hai vi khuẩn này, trong khi đó, sử dụng vắc-xin ngừa vi khuẩn phế cầu lại chưa phổ biến.

Viêm màng não được xem là một bệnh nặng, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân dù có vượt qua cơn nguy hiểm cũng phải chịu ảnh hưởng từ những di chứng nặng nề như điếc, mù, động kinh, liệt chi hay nửa người, chậm phát triển thần kinh vận động… Triệu chứng thường gặp ở trẻ là sốt cao biếng ăn bỏ bú tiêu chảy nôn ói... rất dễ nhầm lẫn với các bệnh về tiêu hóa Biểu hiện nặng hơn trẻ sẽ đau đầu dữ dội co giật thở gấp hay rối loạn tri giác.

Bảo vệ trẻ khỏi viêm màng não do vi khuẩn phế cầu từ sớm

40-70% trẻ khỏe mạnh mang vi khuẩn phế cầu vùng hầu họng (theo nghiên cứu của Phan Lê Thanh Hương - Vi khuẩn phế cầu S.pneumoniae, 19/7/2015), thời gian phát bệnh đối với phế cầu xâm lấn tương đối nhanh, có khi dẫn đến hôn mê chỉ trong 48 giờ. Do đó, cần phải theo dõi sát tình trạng bệnh của bé, nên đưa trẻ đi khám từ sớm khi có những dấu hiện trên nhằm phát hiện và có thể khống chế được bệnh sau 3 tuần điều trị.

Trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm vi khuẩn phế cầu và phải gánh chịu những hậu quả từ các bệnh do phế cầu gây ra kháng sinh thường được dùng để điều trị khi bị nhiễm khuẩn điều này dẫn đến tình trạng gia tăng đề kháng kháng sinh gây khó khăn trong công tác điều trị sau này.

Để bảo vệ trẻ khỏi vi khuẩn phế cầu và các bệnh do vi khuẩn phế cầu gây ra, cần tạo môi trường sống lành mạnh, không khói bụi ô nhiễm, đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ và nuôi trẻ bằng sữa mẹ ít nhất 6 tháng đầu đời. Bên cạnh đó, tiêm ngừa vắc-xin phòng ngừa vi khuẩn phế cầu là một phương pháp hữu hiệu để bảo vệ bé ngay từ sớm.

Trước khuyến cáo của WHO về việc nên sử dụng vắc-xin ngừa vi khuẩn phế cầu trong chương trình tiêm chủng quốc gia, đã có nhiều nước áp dụng và đạt được một số hiệu quả nhất định.

Việc tiêm ngừa vi khuẩn phế cầu không chỉ bảo vệ trẻ khỏi viêm màng não mà còn bảo vệ trẻ khỏi các bệnh nguy hiểm khác do phế cầu gây ra như viêm phổi viêm tai giữa nhiễm trùng máu…

Nguyễn Tuyết Anh

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:41 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:18 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:41 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:54 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:48 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới