Một số vitamin bổ sung tốt cho tim mạch không phải ai cũng biết

Thứ năm, 08:00:00 01/01/1970
Khi các bệnh có liên quan đến hệ tim mạch gia tăng trong cộng đồng thì các nhà khoa học lại càng quan tâm hơn đến oxid nitric (NO) bởi vai trò của nó trong việc ngăn chặn hình thành các khối xơ vữa trong lòng mạch máu dẫn đến đau tim và đột quỵ.

Vai trò của oxid nitric (NO)

Hệ tim mạch bao gồm tim và các mạch máu trong đó tim là trung tâm của mọi hoạt động. Oxid nitric (NO) là một phân tử hiện diện trong hệ thống tim mạch và thần kinh của cơ thể. Với vai trò làm giãn nở các mạch máu, nó giúp kiểm soát sự lưu thông máu đến các bộ phận của cơ thể. Hệ thống mạch máu của chúng ta co giãn và lưu chuyển được máu đi trong mạch là nhờ mô cơ trơn mạch máu. Điều gì sẽ xảy ra nếu mô cơ trơn này không có khả năng co thắt và giãn nở? Máu sẽ lưu thông kém, ứ trệ gây nguy cơ hình thành huyết khối.

Đồng thời, nếu thành mạch máu bị tổn hại do khối xơ vữa đã tích lũy trong thành động mạch sẽ làm ngăn chặn hoặc giảm sự lưu thông của máu. Khi các khối xơ vữa trở nên lớn, chúng có thể bị nứt, vỡ và di chuyển trong lòng động mạch cơ thể phản ứng lại bằng cách làm vón cục máu (tiểu huyết khối), khi tiểu huyết khối hình thành trong lòng mạch máu kết quả là làm tắc nghẽn mạch máu ngăn dòng máu lưu thông đến tim và não, đó là một trong các nguyên nhân gây nên cơn đau tim hay đột quỵ

Với tác dụng làm giãn nở các mạch máu và giữ cho máu bơm đều đặn thông qua hệ thống tuần hoàn, NO giúp bảo vệ các mô trơn của mạch máu khỏi sự co thắt có hại, điều hòa sự tái hấp thu nước của cơ thể, giúp duy trì và ổn định huyết áp Đồng thời, khi hệ thống mạch máu được tăng cường, NO có thể làm giảm khối xơ vữa và tiểu huyết cầu, ngăn chặn các khối máu vón cục thiết lập, làm tăng cường lưu thông máu tự do khắp cơ thể. Chính cơ chế này mà trong điều trị những cơn đau thắt ngực người ta sử dụng nitroglycerin vì khi vào trong cơ thể nitroglycerin chuyển thành NO có tác dụng giãn mạch.

Bổ sung NO cho cơ thể

Trong cơ thể người NO được sản sinh chủ yếu từ các tế bào màng trong của mạch máu, một phần ở các tế bào thần kinh trong não, phổi và các tế bào bạch cầu Ngoài ra rau xanh và một số loại củ cải đường thường chứa lượng nitrat nhất định, khi ăn lượng nitrat được hấp thu, hòa quyện với nước bọt rồi được vi khuẩn bề mặt khử thành nitrit khi vào dạ dày dưới tác dụng của acid dịch dạ dày và acid ascobic nó khử mạnh thành NO. Khi lượng NO của cơ thể thiếu khiến lượng máu lưu thông trong cơ thể giảm, đồng thời là cơ hội cho các mảng xơ vữa và tiểu huyết khối dễ bong ra và di chuyển trong lòng mạch gây bít tắc lòng mạch.

Ngoài ra, L-arginin và L- citrulline là hai amino acid đóng vai trò then chốt trong việc sản sinh NO của cơ thể. Một lượng ít L-arginin và L- citrulline được cơ thể sản xuất ra. Nguồn thực phẩm chứa nhiều L-arginin và L- citrulline là nguồn thực phẩm giàu protein như thịt đỏ gà, cá... Tuy nhiên, việc hấp thu các thực phẩm này từ việc ăn uống không được hoàn toàn, hơn nữa chúng cũng giàu protein là điều không tốt cho bệnh nhân đang áp dụng chế độ ăn giảm protein Vì thế, chúng ta có thể bổ sung L-arginin và L-citrulline từ thuốc hoặc thực phẩm chức năng mỗi ngày để giúp cơ thể thúc đẩy sản sinh NO.

Một số vitamin bổ sung tốt cho tim mạch

Vitamin C: giúp thành mạch máu vững chắc, đặc biệt với mạch máu nuôi tim, giúp chuyển cholesterol thành acid mật bằng cách giảm cholesterol trong máu giảm LDL-cholesterol, tăng HDL-cholesterol. Hạn chế tăng huyết áp chống tạo cục máu đông để giảm thuyên tắc mạch.

Vitamin E: tác dụng trên tim mạch bằng cách giảm bớt sự kết tụ của cholesterol xấu ở lòng mạch máu, ngăn ngừa bệnh tim mạch kể cả nhồi máu cơ tim và tai biến mạch não.

Acid folic: có thể làm giảm nồng độ Homoafsteine máu - một yếu tố nguy cơ độc lập và nguy hiểm của các bệnh lý tim mạch, nhất là xơ vữa động mạchbệnh mạch vành

Acid alpha lipoic (ALA): ngoài việc tạo thuận lợi cho sự trao đổi glucose và điều trị các biến chứng viêm dây - rễ thần kinh của bệnh đái tháo đường nó còn làm giảm các chỉ số huyết áp bảo vệ não khỏi các tổn thương liên quan đến đột quỵ cải thiện chức năng của hệ thống mạch máu. ALA cũng làm tăng lượng NO, cải thiện tính ổn định và kéo dài hoạt động của NO.

Như vậy, để tăng lượng NO ngoài việc bổ sung từ đường ăn uống và thuốc cần hạn chế các tác dụng xấu đến quá trình sản sinh NO như giảm ăn các chất béo bão hòa các đồ ăn có chứa nhiều cholesterol xấu và transfat. Cùng với đó tập đều đặn các môn thể thao để giúp cho việc lưu thông máu tốt và kích thích nội mạc tạo ra NO, tăng tổng hợp các enzym để chuyển L-arginin thành oxid nitric.

Nguyễn Tuyết Anh

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:40 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:20 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:46 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:58 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:49 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới