9 rủi ro khó tin đối với bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu, bạn có biết?

Thứ sáu, 06:55:11 30/11/2018
Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) là một biểu hiện của huyết khối thuyên tắc tĩnh mạch, lien quan đến việc hình thành cục máu đông trong các tĩnh mạch nằm bên trong cơ thể, thường là ở chi trên hoặc chi dưới, gây tắc nghẽn hoàn toàn hoặc một phần dòng máu trong lòng tĩnh mạch. Một trong những hậu quả của DVT là sự tắc nghẽn máu trong buồng phổi - một biến chứng nguy hiểm và là nguyên nhân chính gây tử vong.Vậy những nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng này.

1. Sinh non

Theo báo cáo của tạp chí nhi khoa (Pediatrics), trẻ sinh non trước 37 tuần có nguy cơ thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch ở thời thơ ấu và khi trưởng thành.

Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch dẫn đến nghẽn mạch phổi (VTE) là vấn đề nghiêm trọng do một cục máu đông di chuyển tự do, đến một mạch máu nào đó trong phổi và dừng tại đó. Các nghiên cứu Nhi khoa chỉ ra rằng trẻ sinh càng non thì nguy cơ thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch càng nhiều.

2. Các yếu tố rủi ro di truyền

Các nhà nghiên cứu đã đặt giả thiết và nghiên cứu chứng minh về mối quan hệ giữa DVT và các yếu tố di truyền. Một nghiên cứu đăng trong Tạp chí Hematology, Anh cho biết, khoảng một nửa số người bị DVT tham gia nghiên cứu có liên quan tới yếu tố di truyền do thiếu hụt protein C và protein S cũng như yếu tố di truyền V Leiden (là dạng bệnh lý rối loạn di truyền dẫn đến tăng nguy cơ hình thành cục máu đông trong cơ thể). Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Gene cho thấy những người có đột biến di truyền ảnh hưởng đến đông máu thường kết hợp với các đột biến bổ sung làm tăng nguy cơ thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch.

3. Ung thư

Ung thư làm tăng đáng kể nguy cơ huyết khối tĩnh mạch Theo báo cáo trong Hội thảo về ung thư học, trong suốt 20 năm qua bệnh huyết khối tĩnh mạch là nguyên nhân gây tử vong thứ hai ở những người mắc bệnh ung thư Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng bất kỳ nguy cơ cá nhân nào đối với bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu đều phụ thuộc vào các yếu tố bổ sung, chẳng hạn như loại và mức độ ung thư sức khoẻ tổng thể của người bệnh, chế độ điều trị...

4. Có tổn thương vùng não

Theo những nghiên cứu được công bố từ năm 2013, những người có chấn thương sọ não có thể gây ra các cục máu đông và DVT. Nguy cơ đông máu sẽ tăng lên khi có nhiều thương tích. Ví dụ, những người có chấn thương sọ não và tổn thương các bộ phận khác của cơ thể, sẽ có nguy cơ cao bị đông máu. Các nhà nghiên cứu cho rằng tăng nguy cơ huyết khối trên toàn cơ thể là phản ứng tự nhiên để đáp ứng với khả năng tổn thương não nhưng chính điều này làm tăng rủi ro mắc DVT sau chấn thương sọ não.

5. Thuốc ngừa thai

Các loại thuốc ngừa thai dạng uống cũng là yếu tố nguy cơ của DVT. Tuy nhiên, rủi ro cụ thể của từng phụ nữ phụ thuộc vào thành phần thuốc dùng cũng như các yếu tố nguy cơ khác như tuổi tác béo phì thuốc ngừa thai có thể làm tăng nguy cơ gấp đôi, nhưng nó không phải là nguy cơ cao nhất do nguy cơ mắc DVT ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là tương đối thấp. Các sản phẩm bổ sung estrogen cũng có thể tăng nguy cơ máu đông.

6. Liệu pháp thay thế hormone

Phụ nữ và nam giới đều có nguy cơ tăng khả năng mắc huyết khối tĩnh mạch nếu họ dùng liệu pháp thay thế hormon Đối với phụ nữ sử dụng liệu pháp hormon có chứa estrogen sẽ làm tăng nguy cơ mắc DVT theo thời gian. Còn ở nam giới, họ phải đối mặt thêm với nguy cơ tử vong do biến chứng trầm cảm nếu họ dùng liệu pháp thay thế testosterone này.

7. Mang thai và sinh con

Phụ nữ trong thời gian mang thai cũng phải đối mặt với nguy cơ tử vong do tăng huyết khối tĩnh mạch thai kỳ và trong những tuần hồi phục sau sinh.

Khi mang thai sự lưu thông máu chậm hơn do ít vận động hoặc có chèn ép lên các mạch máu do tử cung mở rộng để nuôi thai là nguyên nhân làm cho máu bị dồn ứ. Chính các lý do này mà bác sĩ cần phải thận trọng trong việc theo dõi phụ nữ mang thai và quá trình hậu sản nếu có các dấu hiệu đông máu.

8. Nằm bất động trong thời gian dài

Cho dù bạn đang ở trong bệnh viện hay nằm liệt giường ở nhà, đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Trong một nghiên cứu khác, xuất bản trên Tạp chí Y khoa Quốc tế về chuyên ngành máu, các nhà nghiên cứu đã xem xét nguy cơ tử vong do tắc nghẽn huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) ở hơn 220 người lớn mắc bệnh mãn tính và phát hiện ra rằng nguy cơ tử vong do tai biến mạch vành tăng ở bệnh nhân phải nằm liệt giường. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng những người được chăm sóc tại nhà có ít nguy cơ mắc DVT hơn là ở các trung tâm y tế hoặc trong các cơ sở xã hội.

9. Thiếu vitamin D

Mặc dù chỉ là nghiên cứu sơ bộ, không đủ vitamin D cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh DVT ở chân. Các nhà nghiên cứu so sánh mức vitamin D ở 82 người có tiền sử DVT không rõ nguyên nhân với mức vitamin D ở 85 người không có DVT. Nghiên cứu cho thấy những người bị DVT có lượng vitamin D thấp trong cơ thể.

Quách Hồng Hạnh

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:38 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:23 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:39 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:32:00 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:50 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới