Trắc nghiệm sức khỏe: Bạn biết gì về stress?

Thứ Ba, 11:50:01 12/02/2019
Có đến 52% người dân bị stress và mức độ bệnh tăng lên đối với người dân ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP. HCM.

Căng thẳng (stress) là một vấn đề báo động trong xã hội hiện đại. Nó gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống Tình trạng căng thẳng, lo âu là cảm giác thường trực ở mỗi người. Thời gian gần đây, nó có xu hướng phát triển và kéo dài ở mức độ nặng hơn với nhiều đối tượng. 

Ở Việt Nam tình trạng stress hay bắt gặp ở những người thường xuyên lao động trí óc và giới học sinh, sinh viên. Tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có cuộc khảo sát mới nào về tỉ lệ mắc bệnh stress ở nước ta.

Stress dễ gây nên nhưng hành động tiêu cực gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thậm chí là tự sát  

Vậy bạn đã hiểu gì về căn bệnh ‘không của riêng ai’ này. Dưới đây là một số câu hỏi trắc nghiệm để bạn tự kiểm tra kiến thức của mình.

1. Bạn là học sinh và ngày mai bạn có bài kiểm tra cuối học kì. Bạn sẽ sử dụng thức uống nào dưới đây?

A. Cà phê. Đây là loại đồ uống giúp tăng khả năng tập trung cũng như chống lại cơn buồn ngủ  

B. Nước lọc.

C. Nước ép quả tươi chứa nhiều năng lượng.

2. Ai là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ ‘stress’?

A. Nhà tâm thần học người Mỹ Eric Kandel.

B. Nhà thần kinh học người Mỹ Robert Sperry.

C. Nhà nội tiết học Hans Selye.

Nhà nội tiết học Hans Selye (1907-1982)

Nhà nội tiết học Hans Selye (1907-1982)

3. Thực phẩm nào sau đây giúp giảm stress hiệu quả?

A. Cỏ mạch tươi.

B. Cà chua.

C. Nhai kẹo cao su.

4. Từ gốc của thuật ngữ ‘stress’?

A. Stringere.

B. Strangulate.

C. Stringent.

5. Mối liên hệ giữa stress và vô sinh như thế nào?

A. 5%.

B. 75%.

C. 30%.

6. Chuyện gì xảy ra với mắt khi bạn bị stress nặng?

A. Giảm thị lực.

B giãn đồng tử

C. Khô mắt.

7. ‘Quả cầu sức khỏe’ (Stress ball) giúp giảm triệu chứng của stress như thế nào?

A. Các hành động luân phiên làm dịu bớt áp lực lên các dây thần kinh

B. Phân tán lo lắng.

C. Năng lượng phát ra từ việc nóp trái bóng khiến tâm trí thư giãn.

Và sau đây là đáp án.

Đáp án câu 1: B: Nước là chìa khóa cho các hoạt động của não bộ. Nó giúp não hoạt động nhanh hơn đến 14% trong khi nước ép hoa quả chứa nhiều đường đơn làm tăng nồng độ glucozo trong máu khiến bạn phản ứng chậm chạp. Quá nhiều caffeine gây cảm giác bồn chồn và khó tập trung.

Đáp án câu 2: C. Vào những năm 1930, Selye lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ này trong một nghiên cứu về động vật. Trong đó, ông kết luận động vật cũng có những phản hồi tương tự như con người khi bị căng thẳng như tăng huyết áp đau lưng kéo dài và các bệnh mãn tính

Đáp án câu 3: C. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, nhai kẹo cao su không chỉ giúp cơ hàm hoạt động mà còn giảm stress hữu hiệu. Người Ai Cập và Maya cổ đại đã từng sử dụng loại kẹo này nhưng được làm từ nhựa cao su.

Đáp án câu 4: A. Từ ‘stress’ bắt nguồn từ tiếng Latin ‘stringere’ nghĩa là ‘thắt chặt vào’. Nó đề cập đến tác động lên cơ thể stress gây áp lực lên các mạch máu khiến chúng nhỏ lại.

Đáp án câu 5: C căng thẳng làm thay đổi nội tiết tố trong cơ thể ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và rụng trứngphụ nữ Đồng thới, nó cũng ảnh hưởng đến số lượng cũng như khả năng di chuyển của tinh trùng có liên quan đến bệnh rối loạn cương dương

Đáp án câu 6: Theo đó, người và động vật nếu đối mặt với những tình huống gây lo âu hoảng sợ thì hệ thần kinh tự trị sẽ đáp ứng bằng cách tăng nhịp tim và tăng lưu lượng máu đến các cơ bắp, giãn đồng tử, chậm quá trình tiêu hóa nhằm đáp ứng với stress

Đáp án câu 7: B. ‘Quả cầu sức khỏe’ còn được gọi là quả cầu Bảo Định có nguồn gốc từ thời nhà Minh (Trung Quốc). Ban đầu nó làm từ sắt (hiện nay làm bằng cao su), được làm rỗng và và có vật tạo âm thanh ở bên trong. Tập với ‘Quả cầu sức khỏe’ là dùng hai hay nhiều trái cầu xoay tròn trong lòng bàn tay để cải thiện sức mạnh và sự khéo léo của đôi bàn tay.

Hoàng Thu Thảo

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:37 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:18 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:42 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:53 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:47 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới