10 cảm xúc bất ngờ khi vừa làm cha mà ít ai chú ý đến

Thứ Hai, 11:50:05 25/02/2019
Không cách nào so sánh được tình yêu mà người cha dành cho con mình với tình yêu mà bạn dành cho những người khác.

Không lâu sau khi bé con chào đời, mọi ông bố trẻ sẽ nhận thức được rõ ràng và thực tế về việc mình đã làm cha, với những trách nhiệm mới, áp lực mới và những kỳ vọng mới ở tương lai. Một số ông bố trẻ ý thức được vai trò của mình từ những ngày còn chăm vợ đẻ, một số khác sẽ cần thêm vài ngày nữa, nhưng sớm muộn thì mọi anh chồng son rỗi của ngày hôm kia sẽ hiểu được rằng giờ đây mình đã làm cha, và cuộc đời sẽ thay đổi mãi mãi. Sự thay đổi đó có thể thật nhẹ nhàng, hoặc đầy kịch tính, nhưng nói chung với những người mới làm cha, đó đều là những điều bất ngờ.

1- Bối rối

Cảm xúc mâu thuẫn hình thành trong vài tháng đầu làm cha sẽ kéo dài đến vài năm. Một mặt, bạn thấy thật tự hào về sự nam tính của mình và việc họ đã góp "vốn liếng" để tạo ra một con người mới. Mặt khác, bạn cảm thấy bất lực khi không thể đáp ứng và đôi khi chỉ là hiểu được nhu cầu của con.

2- Một kiểu tình yêu mới thật khác biệt

Cũng như tình mẫu tử, tình phụ tử là tình yêu đặc biệt không gì so được trong đời một người đàn ông.

Cũng như tình mẫu tử, tình phụ tử là tình yêu đặc biệt không gì so được trong đời một người đàn ông. 

Không cách nào so sánh được tình yêu mà người cha dành cho con mình với tình yêu mà bạn dành cho những người khác tình yêu người cha dành cho con có chút gì đó khác với tình yêu của người mẹ nhưng đó là tình yêu không gì sánh được, tự nhiên và vĩnh cửu. Và cả những ông bố có tính cách vô tư nhất cũng sẽ ngạc nhiên với tình yêu vĩ đại đang hình thành và lớn dần ngay khi trở thành cha.

3- Sự mâu thuẫn

Một ngày, bạn nhìn con mình và nhận ra rằng tình yêu, sự say mê mãnh liệt bạn dành cho con hôm qua bỗng nhiên biến mất và thay vào đó là cảm giác trống rỗng, tê tái. Bạn có biết đứa trẻ này? Bạn có quan tâm tới bé không? Bạn có cảm giác muốn chôn chặt những gì liên quan đến việc làm một người cha của mình và bắt đầu cuộc sống mới ở một nơi nào khác? Và rồi sau đó bạn cảm thấy cực kỳ tội lỗi vì những cảm xúc và suy nghĩ như vậy của mình? Và bạn nghĩ rằng mình không phải là một ông bố tốt nếu không yêu con tuyệt đối mọi lúc? Đừng nghĩ vậy, cảm xúc mâu thuẫn là một phần bình thường khi làm cha, và bạn sẽ có những cảm xúc tương tự trong suốt hơn 50 năm nữa. Nên, hãy tập làm quen với nó đi nhé!

4- Trầm cảm

Hầu như mọi người đều nghĩ rằng trầm cảm sau sinh là chuyện của phụ nữ thế nhưng nhiều quý ông cũng phải trải qua tâm trạng trầm uất sau khi đứa con của họ chào đời. Không giống như người vợ, sự suy sụp cảm xúc của người chồng khi em bé ra đời không liên quan gì đến nội tiết nhưng cũng đòi hỏi phải cố gắng để vượt qua khó khăn. Khi bạn là một ông bố tương lai hay vừa thực sự làm cha, mọi người kỳ vọng ở bạn nhiều hơn nhưng cũng lại ít quan tâm đến bạn hơn so với người mẹ và đứa trẻ. Bạn cũng không nhận được sự miễn trừ nào trong công việc khi vợ sinh con cộng thêm với tình trạng thiếu ngủ và áp lực trách nhiệm nặng nề khi “lên chức” bố.

5- Sợ hãi

Những tháng đầu tiên của một người cha quả là “sống trong sợ hãi”: Rằng bạn không thể trở thành một người cha tốt như mong đợi, rằng bạn không thể bảo vệ cho gia đình rằng bạn không thể lo liệu đầy đủ cho gia đình, và bạn không biết phải làm gì với đứa con mới sinh, rằng bạn nghĩ mình không làm được như cha mình và rằng bạn có thể mắc lỗi tệ hại. Những nỗi sợ kiểu này là hoàn toàn bình thường, và chúng giúp biến một người đàn ông từ người chồng trở thành một người cha.

6- Mối quan hệ với vợ

Trước khi trở thành cha mẹ, bạn và vợ đã dành nhiều thời gian ở bên nhau, chăm sóc nhau và vun đắp mối quan hệ vợ chồng thêm bền chặt. Nhưng khi em bé chào đời, mọi thứ đã thay đổi. Giờ đây, mọi điều mà vợ chồng bạn làm đểu tập trung cho con. Vợ chồng bạn hiếm khi có thời gian ngủ đủ giấc và được ở riêng để dành những cử chỉ yêu thương chăm sóc riêng cho bạn đời. Hãy cố gắng hết sức để dành thời gian dù chỉ vài phút mỗi ngày để nói chuyện với vợ bạn về bất kỳ chuyện gì ngoài con cái.

7- Tương tác với con

Trong 6-8 tuần đầu đời, em bé hầu như chẳng có phản ứng gì mấy để bạn biết bạn chăm sóc con vậy đã ổn chưa. Trong những tuần này, bạn sẽ thấy hoang mang vì hầu như lúc nào bé cũng chỉ khóc, và bạn sẽ dễ suy diễn “quan điểm” của bé trầm trọng hơn thực tế. Chẳng hạn, bạn có thể nghĩ rằng con không thích bố vì bố cứ bế bé là bé lại khóc, và thế là bạn ngại tiếp xúc với con vì cho rằng vợ bạn chăm con giỏi hơn. Đừng làm thế, nếu bạn né tránh bé thì bé mới thực sự không gắn bó với bạn. Hãy cho bé thời gian để khôn lớn và biết cách bày tỏ sự yêu thương của bé với bố, và có khi bé còn quấn bố hơn cả mẹ ấy chứ.

  Hãy tương tác với con nhiều hơn, dần dà bạn sẽ thấy được tình yêu bé dành cho bạn cũng nhiều như bạn dành cho con.

Hãy tương tác với con nhiều hơn, dần dà bạn sẽ thấy được tình yêu bé dành cho bạn cũng nhiều như bạn dành cho con.

8- Đề tài tán dóc cũng khác

Bạn đã bao giờ từng nghĩ rằng mình sẽ tán dóc với đám đàn ông về chuyện trẻ con nôn trớ, ngực chảy, vết cắt tầng sinh môn hay phân em bé? Vậy mà bây giờ bạn rất có thể đang hào hứng nói về những chuyện đó, vì bạn thật sự quan tâm đến chúng.

9- Cuộc sống đổi thay từ những điều nhỏ nhất

Trước khi có con, đi ra ngoài với bạn có nghĩa là nhét ví vào túi quần, tắt đèn và dắt xe khỏi nhà. Nhưng từ giờ việc đó phức tạp hơn nhiều, ra ngoài với một em bé đòi hỏi bạn phải chuẩn bị đồ đạc không kém gì với việc đi du lịch xa trong cả tuần. Và khi bạn nghĩ đã chuẩn bị sẵn sàng để lên đường thôi, thì bé đã vừa kịp tè ướt chiếc tã ngay khi bạn vừa khoá cửa xong.

10- Bài học về tình yêu

Trong khi bạn cố gắng hiểu được những tín hiệu và nhu cầu của bé thì bé cũng dần biết phối hợp cơ thể của mình để tạo ra những cử chỉ bày tỏ tình yêu mà bé dành cho bạn. Cái khoảnh khắc bé kêu “gù gù” đùa giỡn với bạn, ôm cổ bạn hay ngủ thiếp đi trên ngực bạn, bạn sẽ nhận ra ý nghĩa thực sự của cuộc đời mà bạn đang sống.

Hoàng Thu Thảo

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:38 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:18 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:41 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:31:55 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:51 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới