Những bài thuốc từ gừng gió trị xơ gan vô cùng hiệu quả

Thứ bảy, 11:13:04 07/07/2018
Gừng gió còn gọi là riềng gió, ngải xanh, cây mai gan (theo đồng bào dân tộc miền núi); riềng dại, gừng giềng. Tên khoa học Zingber zerumbe (L) sm, họ gừng (Zingiberaceae); Là loại cây mọc hoang ở khắp nơi trong rừng, nơi đất ẩm ướt, mát ở bìa rừng hay dọc theo ven suối nơi đất núi rậm rạp.

Cây gừng gió cao khoảng từ 1 - 1,3m, thân rễ dạng củ phân nhiều nhánh. Khi còn non, củ màu vàng, thơm, càng già củ càng to, chắc; trong ruột có màu vàng, thơm ngọt dễ chịu.

Đông y cho rằng gừng gió có vị đắng, cay, tính ấm với công năng tán phong hàn giảm đau trị ứ huyết nên trị được chứng trúng gió chóng mặt nôn nao ngất xỉu đặc biệt có khả năng tẩy độc, bồi dưỡng sau sinh, kích thích tiêu hóa ăn ngon, ngủ tốt, khiến da dẻ trở nên hồng hào... Ngoài ra củ gừng gió có tác dụng điều trị xơ gan cổ trướng đơn thuần nghĩa là chứng xơ gan cổ trướng ấy không do viêm gan siêu vi B C hay ung thư Tuy nhiên còn phụ thuộc vào từng cơ địa khác nhau, có người thích ứng, người không. Do đó khi sử dụng trị liệu cần thận trọng loại trừ xơ gan do virut B hay C hoặc ung thư để tránh tình trạng sử dụng không hợp lý.

Một số phương cách dùng gừng gió chữa bệnh:

Chữa trúng gió bị ngất: Lấy thân củ gừng gió 20 - 30g, rửa sạch, giã nhỏ, thêm ít rượu chắt lấy nước uống.

Chữa chứng tê chân lạnh: Dùng gừng gió giã nhỏ cho chút rượu rồi chưng nóng lấy bã xoa xát khắp người.

Làm cầm máu vết thương: Lấy thân rễ gừng gió giã nát cùng lá chàm mèo. Khi lá được chế biến khô gọi là thanh đại) rồi đắp vào vết thương băng giữ.

Chữa xơ gan cổ trướng: Thân rễ gừng gió 100g tươi, để nguyên vỏ rửa sạch, thái mỏng, cho vào ấm đất, đổ 4 bát ăn cơm nước, sắc nhỏ lửa còn 1 bát gạn lấy nước uống vào lúc 10 giờ. Nước hai cũng đổ 4 bát nước, sắc nhỏ lửa còn lại 1 bát uống vào lúc 16 giờ. Sau khi uống thuốc gừng gió chừng 1 - 2 tiếng sẽ thấy bụng sôi nhẹ và muốn đại tiện. Khi đại tiện thấy phân loãng, hôi, màu nhạt nâu như bã cà phê, thế là có tác dụng. Tuy nhiên trong suốt thời gian sử dụng thuốc cần phải ăn nhạt, hạn chế ăn các loại hoa quả chín giàu kali vì sẽ gây đầy bụng kiêng rượu bia không ăn mỡ động vật, ăn ít dầu thực vật và không ăn các chất tanh.

Phạm Trung Hiếu

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:37 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:23 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:44 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:32:02 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:50 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới