Neostigmin - loại thuốc không nên dùng cho bệnh nhân bị tắc ruột

Thứ sáu, 12:39:02 17/08/2018
Neostigmin (synstigmine) là thuốc tác dụng giống thần kinh đối giao cảm (thuốc kháng cholinesterase). Người ta dùng tôi cho bệnh nhân mất trương lực ruột và bàng quang, bệnh nhược cơ. Ngoài ra, tôi cũng được dùng để giải độc khi dùng quá liều thuốc giãn cơ kiểu cura.

Tuyệt đối không dùng tôi cho bệnh nhân bị tắc ruột và tắc đường tiết niệu do nguyên nhân cơ học hoặc viêm màng bụng. Có tiền sử quá mẫn với neostigmin và bromid (ion bromid từ neostigmin bromid có thể gây phản ứng dị ứng).

Thận trọng dùng khi bệnh nhân hen, do nguy cơ gây co thắt phế quản và hen. Khi dùng neostigmin để giải độc cura, điều trị phải do bác sĩ gây mê có kinh nghiệm đảm nhiệm. Phải hết sức thận trọng khi dùng neostigmin cho người bệnh mới phẫu thuật ruột hoặc bàng quang và ở người có bệnh tim mạch bao gồm loạn nhịp tim nhịp tim chậm và giảm huyết áp cũng như ở người tăng trương lực thần kinh phó giao cảm bệnh động kinh cường giáp Parkinson hen phế quản hoặc loét dạ dày (vì gây tăng nguy cơ loạn nhịp tim). Các bạn nên nhớ, không được dùng neostigmin cho người bệnh đang gây mê bằng cyclopropan, halothan. Đồng thời cần thận trọng ở người dùng neostigmin toàn thân đối với bệnh nhược cơ người đang dùng các thuốc kháng acetylcholinesterase tra mắt như ecothiopat, vì có thể tăng thêm độc tính.

Vì neostigmin được chuyển hóa ở gan và thải trừ qua thận, nên cần thận trọng khi dùng neostigmin ở người bị bệnh gan hoặc bệnh thận Cũng dùng thận trọng ở người bệnh sau phẫu thuật, vì neostigmin có thể gây trầm trọng các vấn đề hô hấp do ứ đọng các chất tiết hoặc xẹp phổi Cần cẩn thận ở người nhiễm khuẩn đường niệu, vì trương lực cơ bàng quang tăng có thể làm triệu chứng nặng thêm.

Việc dùng neostigmin cần được cân nhắc khi dùng cho phụ nữ có thai, lợi ích điều trị phải cao hơn nguy cơ có thể xảy ra. Neostigmin không bài tiết vào sữa vì vậy thuốc có thể sử dụng trong thời kỳ cho con bú.

Tác dụng phụ thường gặp của tôi: tiết nước bọt ra mồ hôi chậm nhịp timhạ huyết áp co thắt phế quản co đồng tử

Các bạn nên tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của thầy thuốc để tránh những tương tác thuốc có thể gây ra những hậu quả xấu cho sức khỏe của bạn.

Tạ Thị Dung

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:42 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:23 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:43 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:32:00 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:46 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới