Không chỉ múi mà bộ phận này trên quả bưởi là vị thuốc cực tốt nhưng luôn bị vứt bỏ

Thứ Hai, 16:53:07 08/03/2021

Múi bưởi nhiều tác dụng với sức khỏe

Bưởi là loại quả vô cùng quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Hầu hết ở các vùng miền trên khắp cả nước, mỗi nơi đều có một giống bưởi ngon được đặt theo địa danh nơi đó.

Đại tá, lương y Bùi Hồng Minh (Ba Đình, Hà Nội) cho biết, bưởi có rất nhiều công dụng với sức khỏe và sử dụng bằng cách ăn các múi bưởi đã chín có vị ngọt, chua, mát. Múi bưởi khi ăn có tác dụng kiện tỳ tiêu thực, khoan trung hạ khí, nhuận phế hóa đàm, chỉ khái, giải tửu. Múi bưởi tốt cho tiêu hoá, giải say rượu, tốt cho gan…

Ngoài ra, dùng múi bưởi trị đau đầu bằng cách ăn từ 100g-150g. Hoặc dùng múi bưởi ngâm mật ong, đường qua đêm, trưng với 50ml mật ong chữa đau đầu, hoa mắt chóng mặt. Bưởi ngâm mật ong còn tốt cho người cao tuổi viêm khí phế quản, ho nhiều đờm.

Bưởi có tác dụng rất tốt tới sức khỏe.

Ngày ăn 1 - 2 lần trái bưởi ngọt tốt cho người ăn kém đầy hơi; người hay say rượu bia, say tàu xe, hôi miệng…

Múi bưởi còn có thể làm món ăn như gỏi. Theo đó, bưởi già đã chín bóp chua ngọt chế biến các món ăn trộn gỏi. Cách làm: Dùng thịt bưởi vừa đủ, tôm, thịt rọi cắt mỏng, rau thơm, rau răm, gia vị trộn với nhau, thêm dầu ăn, tiêu muối chanh. Món ăn này giúp cho đường tiêu hóa khỏe mạnh, giải độc tố cho gan và giúp dưỡng cho phổi khoẻ.

Lương y Bùi Hồng Minh cho biết thêm, thịt quả bưởi giàu vitamin C rất tốt để nâng cao hệ miễn dịch giúp phòng chống lại các bệnh tật trong thời tiết giao mùa. Khi dùng bưởi cũng cần lưu ý người bị hư hàn, đại tiện phân lỏng thì không nên ăn.

Vỏ, cùi bưởi là vị thuốc quý trong đông y

Ngoài múi bưởi, các bộ phận khác như vỏ, cùi bưởi đều có tác dụng với cơ thể và là vị thuốc quý trong đông y. Tuy nhiên, nhiều người không biết lại mang vứt bỏ, đó là điều vô cùng lãng phí và đáng tiếc.

Theo vị chuyên gia này, các vị thuốc từ vỏ bưởi, cùi bưởi rất dễ làm và dễ sử dụng vì thế mọi người nên tận dụng để làm thuốc. Đối với vỏ bưởi, từ xa xưa sau khi ăn bưởi xong nhiều người giữ lại vỏ bưởi sau đó phơi khô để nấu nước gội đầu, dùng để chữa bệnh. Còn ngày nay, vỏ bưởi ngay sau khi gọt xong thì các gia đình bỏ luôn vào thùng rác.

Không chỉ múi bưởi mà cùi bưởi, vỏ bưởi cũng là vị thuốc quý.

Trong y học cổ truyền vỏ bưởi có vị đắng cay, tính bình; tác dụng trừ phong hóa đờm, tiêu tích, tiêu phù, hoạt huyết, giảm đau. Lương y Bùi Hồng Minh cho biết, vỏ bưởi hay còn gọi là cam phao, giúp chữa ăn uống không tiêu, giúp hành khí, thông khí. 

Một số bài thuốc hay từ vỏ bưởi

- Vỏ bưởi hỗ trợ chữa chứng bệnh ăn uống không tiêu, đầy bụng, chướng bụng, ho,... Cách dùng: Vỏ bưởi 5g-12g kết hợp với gừng tươi sắc uống.

- Với những người ăn uống các loại thức ăn giàu đạm, đồ chiên rán nhiều nhất là các dịp lễ tết gây nên tình trạng đầy bụng, khó tiêu thì có thể dùng vỏ bưởi kết hợp với 1 số vị thuốc sẵn có để hỗ trợ điều trị. Người đau dạ dày cũng có thể dùng vỏ bưởi để hỗ trợ trong phòng và chữa bệnh.

Theo đó, dùng vỏ bưởi đào 12g, vỏ quýt 12g, lá cây dạ cẩm, lá khôi 12g, tất cả tán nhỏ uống 5g lần hoặc đun sắp lấy nước uống. 

- Chữa hen suyễn: Vỏ bưởi đào 20g, bách hợp 40g, đường kính trắng 40g hoặc phèn, sắc 1-2 giờ lấy nước uống. Uống liên tục trong 9 ngày chữa ho hen.

- Chữa đau bụng, rối loạn tiêu hóa, đầy hơi dùng vỏ quýt sao mỗi loại 12g, gừng tương 3 lát, sắc với 300ml đun sôi 15-20 phút chia 2 lần uống trong ngày. Hoặc có thể dùng bài thuốc vỏ bưởi 12g, kê nội kim (màng mề gà) 10g, sơn tra 10g, sa nhân 6g sắc uống 3 lần trong ngày, mỗi lần uống 50-60ml cũng rất hiệu quả.

- Ngoài ra, vỏ bưởi có thể dùng trị viêm loét ngoài da dùng cùi bưởi tươi sắc.

- Dùng cùi bưởi chữa chứng ho hen ở người già: Cùi bưởi thái vụn hấp mật ong, đường phèn liều 5-10g hấp uống nước. Phụ nữ mang thai nôn nhiều: cùi bưởi 4-12g sắc uống.

Bích Diệp

Bài viết cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Chủ đề được quan tâm

Bí quyết sống khỏe Bí quyết sống khỏe Thứ năm, 14:36:41 09/07/2020
Món ngon giữ lửa yêu Món ngon giữ lửa yêu Thứ năm, 14:35:18 09/07/2020
Bệnh trẻ em Bệnh trẻ em Thứ năm, 14:33:45 09/07/2020
Bệnh phụ nữ Bệnh phụ nữ Thứ năm, 14:32:02 09/07/2020
Bài thuốc hay Bài thuốc hay Thứ năm, 14:30:52 09/07/2020

Video nổi bật

Sản phẩm mới